Thái Nguyên: Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp

GD&TĐ - Ngày 06/10, Hội thảo “Khởi nghiệp trên Thủ đô kháng chiến” và Vòng chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020 đã diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa.

Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên đã đến dự, động viên và chúc mừng chương trình.

Đồng chí Trịnh Việt Hùng đánh giá chủ đề “Khởi nghiệp trên Thủ đô kháng chiến” vừa thể hiện niềm tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương Thái Nguyên, vừa thể hiện khát vọng xây dựng tỉnh Thái Nguyên đổi mới và phát triển, điều đó thực sự cần thiết, hoàn toàn phù hợp với với mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX đề ra.  

Đồng chí Trịnh Việt Hùng cũng cho biết, trong thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ, trong đó đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch góp phần thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp.

Đồng chí cũng mong muốn Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ là sự kiện được tổ chức định kỳ, là nơi thường xuyên gặp gỡ, kết nối để chung tay xây dựng một Thái Nguyên đổi mới sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Ban tổ chức trao thưởng cho dự án đạt Giải Nhất cuộc thi
Ban tổ chức trao thưởng cho dự án đạt Giải Nhất cuộc thi  

Phát biểu tại chương trình, GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Trưởng ban tổ chức cuộc thi khẳng định: ĐH Thái Nguyên cam kết xây dựng và phát triển môi trường giáo dục đại học sáng tạo, có nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả nhằm đồng hành, hỗ trợ làm “bệ phóng” cho những ý tưởng sáng tạo cho mọi tầng lớp nhân dân, doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt cho các bạn thanh niên đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới; sẵn sàng đồng hành cùng các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Vòng chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020 là cuộc tranh tài đầy trí tuệ, sinh động, hấp dẫn giữa 16 ý tưởng, dự án của các tác giả/nhóm tác giả là học sinh phổ thông, sinh viên đại học, tuổi trẻ một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Ban Tổ chức cuộc thi đã lựa chọn 05 dự án/ý tưởng trình bày tại vòng chung kết cuộc thi, bao gồm: Phát triển sản phẩm trà hòa tan và cao từ cây mướp đắng rừng trong hỗ trợ và phòng bệnh tiểu đường; Không gian hanmade sáng tạo; Tăng cường công nghệ phát triển giá trị thặng dư từ cây chè Thái Nguyên trong sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Happy Lady; Khởi nghiệp phát triển kinh tế từ mô hình Hợp tác xã; Sản xuất kem bôi nhiệt miệng từ dược liệu Pác lừ (Ligustrum sp).

Kết quả chung cuộc, dự án Sản xuất kem bôi nhiệt miệng từ dược liệu Pác lừ (Ligustrum sp) đã đạt giải Nhất. Ban tổ chức cũng đã trao 02 giải Khuyến khích, 01 giải Ba, 01 giải Nhì cho các ý tưởng, dự án xuất sắc.

Cũng trong chương trình, tại Hội thảo “Khởi nghiệp trên Thủ đô kháng chiến”, các nhà quản lí, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia về Startup đã trao đổi, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm với đông đảo sinh viên và những người tham gia.

“Ban tổ chức Hội thảo mong muốn các đại biểu tham dự từ các góc độ khác nhau cùng trao đổi và tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy và phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” - ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Thái Nguyên nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phạm Quốc Chính, những nhà tổ chức mong muốn thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp; tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành và lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần vào sự phát triển bền vững.

Tại Hội thảo, các nhà quản lí, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp cũng trao đổi về một số vấn đề được quan tâm: Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Vai trò tiên phong và động lực mới phát triển kinh tế - xã hội; Khởi nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; Định hướng nghề nghiệp và sự đồng hành giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng nguồn nhân lực… Bên cạnh đó, các diễn giả cũng chia sẻ về một số kinh nghiệm trong quá trình khởi nghiệp của bản thân để giúp các bạn trẻ tiếp cận, hình dung rõ hơn về thực tiễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...