GD đạo đức, lối sống thông qua chuyển đổi hành vi và trải nghiệm cho HS

GD&TĐ - Trước thực trạng nhiều vấn đề xảy ra trong ứng xử văn hóa học đường thời gian qua, gây bức xúc xã hội và làm ảnh hưởng tới môi trường GD, nhiều cử tri đã gửi kiến nghị về Bộ GD&ĐT, đề nghị tăng cường công tác GD đạo đức, lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, quan tâm đến những giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời cần áp dụng những cách GD mới vào việc đào tạo thế hệ trẻ, HS trong nhà trường.

GD đạo đức, lối sống thông qua chuyển đổi hành vi và trải nghiệm cho HS

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết:

Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai các giải pháp để tăng cường GD đạo đức, lối sống cho HSSV, cụ thể là:

Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GD đạo đức cho HSSV. Tăng cường hiệu quả các hoạt động GD và trải nghiệm sáng tạo cho HSSV.

Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở GD&ĐT, các nhà trường tăng cường huy động các nguồn lực để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Tăng cường GD lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”, góp phần giải quyết về căn bản tình trạng HSSV vi phạm đạo đức, lối sống, bạo lực học đường.

Chỉ đạo trong toàn ngành GD nhân rộng và triển khai mô hình tư vấn học đường (nhất là tư vấn tâm lý, kiến thức kỹ năng sống...) để hỗ trợ HSSV; chú trọng GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với gia đình, xã hội, cộng đồng và Tổ quốc; chú trọng hình thức tự GD trong HSSV.

Xây dựng cơ chế để duy trì việc đối thoại hiệu quả giữa cán bộ quản lý, nhà giáo và người học, giữa nhà trường và gia đình HS; xây dựng cơ chế hỗ trợ, quản lý, GD HS đối với Ban đại diện cha mẹ HS, tổ chức Đoàn, Đội, Hội và chính quyền, các tổ chức xã hội - chính trị tại địa phương.

Xây dựng cơ chế trong việc phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để cùng nhau triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác GD đạo đức, lối sống cho HSSV.

Rà soát các văn bản hiện có, đề xuất xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, hướng dẫn về công tác GD đạo đức, lối sống cho HSSV.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ đang triển khai xây dựng Chương trình, SGK GDPT mới, trong đó chú trọng nội dung môn Đạo đức, GD công dân và việc giảng dạy đạo đức, lối sống thông qua việc GD chuyển đổi hành vi và trải nghiệm cho HS, chú trọng GD nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Bên cạnh đó, HS cũng được GD những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

(Còn nữa)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).