Chuyên gia chia sẻ thách thức về mối đe dọa an ninh mạng từ AI

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhưng cũng tạo ra thách thức về các mối đe dọa an ninh mạng.

Các giải pháp công nghệ trong đó có nhiều sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được giới thiệu tại các gian hàng bên ngoài hội thảo. Ảnh: Phúc Uyên.
Các giải pháp công nghệ trong đó có nhiều sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được giới thiệu tại các gian hàng bên ngoài hội thảo. Ảnh: Phúc Uyên.

Chiều 9/7, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) phối hợp cùng Hội Tin học TPHCM (HCA) và Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TPHCM (DXCenter) tổ chức hội thảo chuyên đề “AI và an ninh mạng - thách thức và cơ hội trong chuyển đổi số”.

Hội thảo là một trong những hoạt động nổi bật trong khuôn khổ sự kiện Hội chợ và Triển lãm Công nghệ Quốc tế iTECH EXPO 2025.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của hơn 100 đại biểu, bao gồm chuyên gia công nghệ, lãnh đạo cơ quan ban ngành và doanh nghiệp, đơn vị ứng dụng CNTT.

Đại diện Ban tổ chức hội thảo, ông Trần Hữu Dũng - Giám đốc QTSC, Phó Chủ tịch HCA, cho biết chuyển đổi số không thể tách rời yếu tố bảo mật và tối ưu vận hành. Việc ứng dụng AI không chỉ giúp doanh nghiệp xử lý dữ liệu thông minh hơn, mà còn chủ động ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng tinh vi.

“Thông qua hội thảo hôm nay, chúng tôi mong muốn góp phần kết nối các chuyên gia, đơn vị công nghệ và cộng đồng doanh nghiệp để cùng kiến tạo nên một hệ sinh thái số an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững”, ông Dũng nói.

20250709-141749.jpg
Ông Trần Hữu Dũng, Giám đốc QTSC chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Phúc Uyên.

Các chuyên gia công nghệ cùng chung nhận định, AI đang được ứng dụng mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực – từ sản xuất, tài chính, y tế đến năng lượng và quản trị công. Điều đó khiến con người đồng thời đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các mối đe dọa an ninh mạng, cả về quy mô lẫn mức độ tinh vi.

AI không chỉ mở ra nhiều cơ hội đổi mới vượt bậc, mà còn đặt ra thách thức lớn về bảo mật, khi chính công nghệ này đang bị lợi dụng như những công cụ tấn công mạng hiện đại.

Tại Việt Nam, làn sóng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ nhưng cũng kéo theo nhiều áp lực ngày càng lớn lên hạ tầng bảo mật, nguồn nhân lực an toàn thông tin và năng lực giám sát hệ thống.

Do đó, việc thiếu hụt công cụ quản lý thông minh, quy trình phản ứng tự động và khả năng phân tích dữ liệu quy mô lớn đang đẩy các tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng yếu như tài chính, công nghiệp và chính phủ điện tử đứng trước nhiều rủi ro an ninh mạng.

Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, đại diện QTSC giới thiệu mô hình AI SOC – hệ thống giám sát an ninh mạng thế hệ mới, ứng dụng AI đa tầng, tự động hóa quy trình phát hiện – phản ứng – phân tích sự cố, giúp nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống thông tin cho các tổ chức và doanh nghiệp.

Nền tảng QTSC Smart View – tích hợp AI cho quản lý tập trung hạ tầng CNTT, với các tính năng như dự đoán lỗi hệ thống, phát hiện bất thường, tối ưu tài nguyên, tự động hóa quy trình vận hành…

Đại diện Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt công nghệ chia sẻ giải pháp Financial AI Agent – trợ lý ảo ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính, giúp tự động hóa phân tích dữ liệu, trực quan hóa báo cáo và hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, chính xác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Ancelotti lĩnh án tù

HLV Ancelotti lĩnh án tù

GD&TĐ - Chiến lược gia Carlo Ancelotti bị toà án Tây Ban Nha kết án 12 tháng tù treo vì hành vi trốn thuế thời còn dẫn dắt Real Madrid mùa giải 2013-2014.

Tác giả bài viết vẫn tin rằng, câu thơ “Cái đuôi em quẫy…” trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận phải là “Cá đuôi én quẫy…” thì mới là hay!. Ảnh minh họa: ITN.

Tản mạn chuyện… thẩm thơ

GD&TĐ - Tôi vốn thích đọc những bài bình thơ, những bài “dọn vườn” thơ, mục đích chỉ là để học hỏi và suy ngẫm.