Cô giáo Thụy Điển mang nghệ thuật đến với trẻ khiếm thị Việt Nam

Những học sinh đặc biệt của cô giáo đã gần 80 tuổi người Thuỵ Điển.
Những học sinh đặc biệt của cô giáo đã gần 80 tuổi người Thuỵ Điển.

Năm 1999, bà Elisabeth Persson, một nghệ nhân làm gốm, một nhà văn hóa Thụy Điển, đã có ý tưởng thực hiện một dự án nghệ thuật cho học sinh khiếm thị với mục tiêu giúp đỡ các em được tiếp cận nhiều hơn với nghệ thuật hội họa, gốm.

Ngoài việc giúp các em thể hiện được năng khiếu, đây còn là sân chơi mới giúp các em khiếm thị có cơ hội giao lưu với các nghệ sĩ, nghệ nhân và bạn bè yêu thích nghệ thuật trong và ngoài nước.

Bà Elisabeth Persson cho biết: “Tôi đã đến Việt Nam 24 lần, lần này tôi sang Việt Nam để hướng dẫn các con một kỹ thuật mới - Mosaic X, tôi đã rất xúc động khi tận mắt nhìn thấy ngôi nhà nghệ thuật cũng như những tác phẩm của các học sinh, tôi rất cảm ơn nhà trường, cũng như cô hiệu trưởng đã giúp đỡ tôi triển khai tiếp dự án “nghệ thuật vượt qua thị giác”, dự án đã bắt đầu từ rất lâu và dần đang hiện thực hoá những ý tưởng của các em khiếm thị.

Hiện nay tuổi tác của tôi cũng khá cao và rất có thể đây sẽ là lần cuối cùng tôi đến với Việt Nam. Chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện dự án tại 1 trường địa phương tại Thuỵ Điển”.

Bà Elisabeth Persson, một nghệ nhân làm gốm, một nhà văn hóa Thụy Điển.
 Bà Elisabeth Persson, một nghệ nhân làm gốm, một nhà văn hóa Thụy Điển.
Lần thứ 24 đến với Việt Nam, bà luôn mang theo những câu chuyện của đất nước Thuỵ Điển, cũng như những phương pháp dạy nghệ thuật mới giúp các học sinh khiếm thị dễ tiếp cận hơn.
 Lần thứ 24 đến với Việt Nam, bà luôn mang theo những câu chuyện của đất nước Thuỵ Điển, cũng như những phương pháp dạy nghệ thuật mới giúp các học sinh khiếm thị dễ tiếp cận hơn.
Lần này bà mang đến phương pháp Mosaic X.
 Lần này bà mang đến phương pháp Mosaic X.
Phương pháp Mosaic X sử dụng những mảnh gốm nung để giúp các học sinh tiếp cận dễ dàng hơn với nghệ thuật.
Phương pháp Mosaic X sử dụng những mảnh gốm nung để giúp các học sinh tiếp cận dễ dàng hơn với nghệ thuật. 
Cô Phạm Thị Kim Nga, hiệu trưởng nhà trường cho biết:" Bà Elisabeth đã mang đến cho các học sinh khiếm thị cơ hội chứng minh nghệ thuật vượt qua thị giác. Ngôi nhà nghệ thuật là nơi các con được sáng tạo nghệ thuật trên chất liệu tranh sơn dầu, khắc gỗ, làm gốm. Với 3 triển lãm nghệ thuật được tổ chức tại Hà Nội và một số thành phố của Thụy Điển, tình yêu nghệ thuật và sự nỗ lực của học sinh đã được ghi nhận".
 Cô Phạm Thị Kim Nga, hiệu trưởng nhà trường cho biết:" Bà Elisabeth đã mang đến cho các học sinh khiếm thị cơ hội chứng minh nghệ thuật vượt qua thị giác. Ngôi nhà nghệ thuật là nơi các con được sáng tạo nghệ thuật trên chất liệu tranh sơn dầu, khắc gỗ, làm gốm. Với 3 triển lãm nghệ thuật được tổ chức tại Hà Nội và một số thành phố của Thụy Điển, tình yêu nghệ thuật và sự nỗ lực của học sinh đã được ghi nhận".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.