Cô giáo suốt 20 năm gắn bó với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Cô Hồ Thị Thuỳ Vân – Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) có 20 năm gắn bó với nghề giáo. Những ngày đầu mới đứng trên bục giảng, cô Vân gặp khó khăn về cơ sở vật chất, đường đi lại.

Suốt 20 năm qua, cô Vân luôn hết lòng vì học trò vùng khó.
Suốt 20 năm qua, cô Vân luôn hết lòng vì học trò vùng khó.

Con đường đưa cô đến với học sinh khi đó sình lầy, bám dính với hàng trăm ổ voi mỗi khi mưa xuống. Tuy nhiên, cô thương các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu sổ khó khăn, cơ cực và muốn hoàn thành ước mơ trở thành giáo viên của mình nên đã vượt qua tất cả. Những cái trượt té, quần áo lấm lem hay nỗi vất vả khi giữ chân học trò ra lớp không làm chùn bước chân cô.

Theo cô Vân, điều khó nhất khi giảng dạy các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc vận động, đưa các em ra lớp. Bởi do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhiều học sinh theo bố mẹ lên rẫy hoặc ở nhà trông em. Đến lúc đi học, các em “quên” ra lớp.

“Tôi xem học trò như con của mình nên thường xuyên trò chuyện, tâm sự để nắm bắt tâm tư, tình cảm của các em. Khi biết gia đình em khó khăn ở đâu tôi tìm cách giúp đỡ. Khi đến nhà vận động học sinh, tôi mang cho các em chai nước mắm, dầu ăn hoặc quần áo ấm. Lúc thì là chiếc bóng đèn để thắp sáng cho gia đình cũng như thắp lên tương lai cho học trò của mình. Tôi chỉ mong học trò đến lớp đủ đầy và cố gắng vươn lên trong học tập. Đó là niềm vui, hạnh phúc và là động lực để tôi cố gắng hơn nữa trong quá trình truyền đạt kiến thức cho các em học sinh.”, cô Vân tâm sự.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.