Cô giáo huyện đảo hạnh phúc khi được cống hiến 

GD&TĐ - “Học trò ngoài đảo thiếu thốn nhiều thứ, thậm chí thiếu cả tình yêu thương của cha mẹ. Vì thế, thầy cô còn là cha mẹ thứ 2, trường học là gia đình lớn của bọn trẻ, trong đó là sự yêu thương và gắn bó”.

Cô Thúy cùng học trò trong giờ học
Cô Thúy cùng học trò trong giờ học

Đó là chia sẻ của cô giáo Hoàng Thị Thúy, giáo viên Trường TH&THCS Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh  Quảng Ninh.

Gắn bó vì yêu thương

 Sinh ra tại xã  Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, một vùng quê nghèo giàu truyền thống hiếu học, cô Thuý có ước mơ sau này sẽ làm giáo viên để được trao truyền tri thức cho học sinh. 

Do hoàn cảnh khó khăn nên năm 1998 gia đinh cô đã  đến với hòn đảo nhỏ  Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo diện di dân, di cư để làm kinh tế mới. 

Cô Hoàng Thị Thúy
Cô Hoàng Thị Thúy

“Ngay từ nhỏ tôi có sự đam mê và mơ ước trở thành một cô giáo dạy chữ cho học sinh. Vì thế, nên tôi quyết tâm học tốt để trở thành một cô giáo. Năm 2006, tốt nghiệp trường THPT Hải Đảo, huyện Vân Đồn tôi đăng ký thi vào Khoa giáo dục tiểu học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội”, cô Thuý chia sẻ.

Lớn lên tại một đảo nghèo, thiếu thốn, cô Thuý thấm nỗi vất vả của người  dân trên đảo và sự thiệt thòi của  học sinh nơi đây. Khi học xong đại học cô có nguyện vọng về đảo để góp một chút công sức nhỏ bé của mình xây dựng quê hương thứ hai của mình.

Với tuổi trẻ khát khao cống hiến, bằng tình yêu thương và tâm huyết, cô giáo trẻ mong muốn giúp học sinh có hành trang vững vàng bước vào đời để có cuộc sống tốt hơn.

 Cô Thuý nhớ lại, tháng 10/2008 cô được nhận công tác tại Trường PTCS Ngọc Vừng (giờ là Trường Tiểu học và THCS Ngọc Vừng). Là một giáo viên hợp đồng, cô luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc được giao, được nhà trường và phụ huynh học sinh đánh giá cao.

Năm 2017, cô được điều chuyển sang Trường PTCS Thắng Lợi  (nay là Trường Tiểu học và THCS Thắng Lợi, xã Thắng Lợi) cùng huyện để công tác. Dù công tác xa nhà, đồng lương ít ỏi nhưng cô luôn vượt qua những khó khăn gắn bó với nghề. Sau 3 năm công tác tại trường cô Thuý đã thi đỗ và chính thức biên chế vào ngành.

Niềm vui được nhân lên khi năm học 2019 -2020 cô được UBND huyện Vân Đồn tặng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác.

 "Hơn 10 năm theo nghề, giờ đây ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Tôi đã rất vui, vui đến phát khóc vì sự  kiên trì và quyết tâm đến với nghề dạy học của mình”, cô Thuý tâm sự.  

Tháng 8/2020 theo nguyện vọng của cá nhân, cô Thuý  được điều chuyển về ngôi trường nơi cô đã gắn bó trong những năm mới vào nghề - Trường TH&THCS Ngọc Vừng.

Gắn bó với trường tuyến đảo lâu năm, cô Thuý hiểu và chia sẻ những vất vả của phụ huynh, thiếu thốn của học sinh. Vì thế, cô đều cố gắng bằng những năng lượng tích cực của mình mang đến những bài giảng hay, dễ hiểu cho học sinh.   

Niềm vui của cô là nụ cười trên môi học trò

 Năm học 2021-2022, cô Thuý được phân công dạy lớp 2 và được phân công làm tổ phó chuyên môn tiểu học. Trong quá trình công tác cô luôn học hỏi đồng nghiệp, dự các chuyên đề đổi mới, luôn trao đổi với trường bạn, tìm tòi các phương pháp dạy học, nâng cao chuyên môn, giảng dạy cho học trò.

Trong lớp có nhiều trò ngoan, tích cực và tiếp thu bài nhanh, nhưng cũng có một vài em tiếp thu bài chậm, đọc, viết còn kém. Cô luôn tìm ra phương pháp giúp đỡ các em trong các tiết học. Phân công cho em học tốt hỗ trợ và giúp đỡ bạn còn yếu trong những giờ học nhóm. Chính vì thế các em cũng đã tiến bộ rõ rệt.

Những thời gian trống cô Thúy dành để kèm thêm cho học trò còn yếu
Những thời gian trống cô Thúy dành để kèm thêm cho học trò còn yếu

Lớp 2A cô Thuý đang chủ nhiệm có 19  học sinh. Trong đó có em: Nguyễn Duy Tăng, Nguyễn Ngọc Khang, Nguyễn Triều Khánh được cô quan tâm, kèm cặp đặc biệt. Do hoàn cảnh gia đình nên các em chưa được quan tâm chu đáo. Không chỉ dạy chính trên lớp, cô còn dành thời gian trống kèm thêm cho các em. 

Trong số những học sinh trên, cô Thuý đặc biệt dành tình yêu thương em Nguyễn Triều Khánh. Bố mẹ đi biển, không sát sao được, em có nhiều thiệt thòi. Khánh ở với chị gái hiện đang học lớp 5. Thi thoảng 2 chị em được bà ghé qua thăm nom,  còn lại việc sinh hoạt và học tập hoàn toàn tự túc. Ở trường cô Thuý không chỉ là cô, còn là mẹ, chăm sóc cho Khánh. Cô quyên góp tiền để mua đồ dùng học tập cho em. Có những hôm em đến trường chân tay còn lấm lem, quần áo bụi bẩn, cô lại giúp trò vệ sinh cá nhân, tìm xin những bộ quần áo lành lặn cho em mặc. Những lúc nhận được sự quan tâm của cô, Khánh nhìn cô và nở nụ cười ấm áp như thể hiện sự cảm ơn chân thành.

Cô Thuý chia sẻ, hiện nay, khi ngành Giáo dục đang thực hiện chương trình GDPT 2018 bản thân tôi chủ động tìm hiểu, bồi dưỡng chuyên môn và học hỏi tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với chương trình GDPT mới, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Trong giờ dạy cô Thuý sử dụng CNTT tự thiết kế tiết học powerpoint phù hợp với học sinh tuyến đảo. Bắt đầu các tiết học cô thường tổ chức cho học sinh khởi động đầu giờ bằng các hình thức như các trò chơi, khởi động theo nhạc, nhảy pokemon, Anam Sam Sam, Chickendace …Trong tiết học cô sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh như: hoạt động cá nhân, lập nhóm, thảo luận. Các trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”, “tớ đố bạn’’, “chuyền hoa” được cô giáo tổ chức vui nhộn giúp học trò khắc sâu kiến thức.

Cô trò cùng chăm hoa, tỉa lá và tưới cây...cách cô Thúy rèn kĩ năng và giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho học trò
Cô trò cùng chăm hoa, tỉa lá và tưới cây...cách cô Thúy rèn kĩ năng và giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho học trò

“Ngoài các giờ học trên lớp, tôi luôn giáo dục cho các em yêu thiên nhiên, có trách nhiệm trong mọi công việc .Tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh làm cỏ, tưới cây và chăm sóc công trình măng non của lớp phụ trách. Để khuyến khích, động viên học trò, sau mỗi tháng tôi tổng kết, tuyên dương và tặng quà cho em đạt thành tích tốt trong tháng. Những món quà tuy giá trị vật chất không lớn nhưng đều là những đồ dùng học tập mà các em cần”, cô Thuý cho biết.

Với cô Thuý, trường học hạnh phúc không phải mĩ từ xa lạ, khó thực hiện mà chính là sự quan tâm, gần gũi của cô với trò, là những giờ dạy nhiệt huyết, thăng hoa trên bục giảng. 

Khi hỏi về ước mong của mình trong năm mới, cô Thuý chia sẻ: Sang năm mới tôi mong các em học sinh tuyến đảo sẽ được quan tâm nhiều hơn. Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi cho các thầy cô giáo công tác và gắn bó với đảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.