Công nghệ tác động giáo dục đại học và phát triển bền vững

GD&TĐ - Ngày 25/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Hợp tác nghiên cứu và quan hệ đối tác công nghệ vì tác động toàn cầu: Giáo dục đại học và phát triển bền vững”

Công nghệ tác động giáo dục đại học và phát triển bền vững .
Công nghệ tác động giáo dục đại học và phát triển bền vững .

Hội thảo quốc tế ICEBSH có tính liên ngành, đa ngành, do Trường ĐH Ngoại thương và Đại học Tarumanagara (Indonesia) đồng tổ chức. Hội thảo nhằm mục đích hình thành diễn đàn để thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giao lưu, hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy giữa các nhà nghiên cứu về kinh tế, kinh doanh, xã hội và nhân văn. Đồng thời, thúc đẩy sự gắn kết của các nhà nghiên cứu, các giảng viên với các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy – Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Ngoại thương nhấn mạnh: “Đổi mới sáng tạo là động lực chính của các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Đổi mới được thực hiện thông qua nghiên cứu hợp tác chiến lược và quan hệ đối tác công nghệ, trong đó các tổ chức giáo dục đại học đảm nhận vai trò trung tâm. Bằng chứng cho thấy rằng việc nắm bắt hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ sẽ khai thác sự đổi mới, góp phần vào SDGs và tạo ra một tương lai tươi sáng hơn”.

PGS.TS Lê Thị Thu Thủy – Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Ngoại thương phát biểu tại Hội thảo.

PGS.TS Lê Thị Thu Thủy – Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Ngoại thương phát biểu tại Hội thảo.

Đồng quan điểm trên, GS Agustinus Purna Irawan - Hiệu trưởng Đại học Tarumanagara đã chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của các tổ chức giáo dục đại học đối với quá trình thúc đẩy đổi mới và thúc đẩy hợp tác trong bối cảnh thế giới kết nối ngày nay. Theo ông Irawan, bằng cách học hỏi nghiên cứu và áp dụng công nghệ, giáo dục đại học có khả năng giải quyết các thách thức toàn cầu phức tạp được nêu trong SDGs.

Ngài Denny Abdi - Đại sứ Cộng hoà Indonesia tại Việt Nam đã chỉ ra những cơ hội to lớn cho tăng trưởng và tiến bộ của đôi bên. Các chiến lược nhằm tăng cường quan hệ đối tác nghiên cứu và công nghệ giữa Indonesia và Việt Nam bao gồm thúc đẩy liên kết thể chế mạnh mẽ hơn, thúc đẩy các sáng kiến nghiên cứu chung và tận dụng các nền tảng khu vực hiện có như ASEAN. Bằng cách sắp xếp các ưu tiên nghiên cứu, tập hợp các nguồn lực và thúc đẩy trao đổi kiến thức, cả hai quốc gia có thể đẩy nhanh quá trình đổi mới và giải quyết các thách thức xã hội chung.

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu giáo dục đến từ trong và ngoài nước.

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu giáo dục đến từ trong và ngoài nước.

GS.TS Ariawan Gunadi - Chủ tịch Quỹ Tarumanagara chia sẻ về chủ đề “Luật quốc tế tại Đông Nam Á: Thúc đẩy hội nhập pháp lý khu vực để hợp tác nghiên cứu và hợp tác công nghệ”. GS, TS Gunadi cũng khẳng định để đạt được mục tiêu SDGs vào năm 2030, chúng ta sẽ cần đổi mới sáng tạo nhằm bù đắp đi khoảng trống của luật pháp khu vực.

TS Vũ Thị Phương Mai - Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương trình bày kết quả nghiên cứu của mình về việc FDI có tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số ở các nước đang phát triển hay không. TS Vũ Thị Phương Mai đã dẫn chứng bằng các bằng chứng thu thập được từ các doanh nghiệp Việt Nam để làm rõ luận cứ của mình thuyết phục người nghe bằng những minh chứng được đưa ra.

TS Sri Tiatri - Giảng viên Trường Đại học UNTAR, từ thực tế nghiên cứu cũng chỉ ra điều kiện tiên quyết cho một nền văn hóa hợp tác đó là sự hình thành các kỹ năng xã hội và kỹ năng tư duy thông qua giáo dục chất lượng. Bà Sri Tiatri đã đề xuất định hình sự hình thành của kỹ năng xã hội và kỹ năng tư duy thông qua giáo dục đại học chất lượng.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Trong đó có nhiều học giả đến từ Indonesia và Việt Nam. Ban tổ chức đã phản biện và lựa chọn được 194 bài viết có chất lượng và mời đến trình bày trong 27 phiên thảo luận song song về các chủ đề Kinh tế và kinh doanh; Truyền thông; Tâm lý học; Nghệ thuật và thiết kế; Luật, Khoa học xã hội và Công nghệ thông tin. Đây là dịp để các nhà khoa học, giáo dục đưa ra quan điểm của mình để giáo dục đại học đồng hành phát triển bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Mbappe được HLV Ancelotti lên tiếng bênh vực.

HLV Ancelotti bênh vực Mbappe

GD&TĐ - HLV Carlo Ancelotti của Real Madrid đã lên tiếng bảo vệ Kylian Mbappe trước những tin đồn bất lợi.