Italy ban hành lệnh cấm sử dụng các ứng dụng của Uber

Một tòa án ở Rome đã ban hành lệnh cấm sử dụng các ứng dụng của Uber trên điện thoại thông minh với lý do Uber đang tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh với các loại hình taxi truyền thống.

Italy ban hành lệnh cấm sử dụng các ứng dụng của Uber
Italy ban hanh lenh cam su dung cac ung dung cua Uber - Anh 1

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: AFP)

Một tòa án ở Rome ngày 7/4 đã ban hành lệnh cấm sử dụng các ứng dụng của Uber trên điện thoại thông minh với lý do Uber đang tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh với các loại hình taxi truyền thống.

Tòa án ở Rome đã ủng hộ đơn kiện của các hiệp hội taxi truyền thống ở Italy, đồng thời ra thời hạn cho Uber trong vòng 10 ngày phải chấm dứt việc cung cấp các ứng dụng của họ trên điện thoại thông minh cũng như không được quảng các các dịch vụ của họ ở Italy.

Uber có thể bị phạt 10.000 euro (10.690 USD) mỗi ngày nếu họ không tuân thủ phán quyết của tòa án và tiếp tục hoạt động ở Italy. Tuy nhiên, khoản tiền phạt này được coi là không đáng kể đối với Uber, có trụ sở đóng tại San Franscisco, Mỹ và được định giá tới 70 tỷ USD.

Các hiệp hội taxi truyền thống hàng đầu của Italy đã hoan nghênh quyết định nói trên của tòa án. Trong khi đó, phía Uber ra tuyên bố cho biết họ sẽ kháng cáo và tìm cách để phán quyết nói trên bị đình chỉ.

Kể từ khi bắt đầu hoạt động ở Italy, Uber đã vấp phải sự phản ứng của các hiệp hội taxi vốn cho rằng những dịch vụ của Uber đang tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong ngành này. Ở Italy, các lái xe taxi đều buộc phải có giấy phép và để được cấp giấy phép này họ phải đóng một khoản tiền lên tới 212.000 USD.

Năm 2015, một tòa án ở thành phố Milan đã ra lệnh cấm đối với ứng dụng đặt xe UberPop của Uber, vốn được sử dụng cho các lái xe không có giấy phép kinh doanh hoạt động chở khách. Một số nước châu Âu hiện cũng đã cấm các dịch vụ của Uber, trong đó có Đức./.

Theo VietnamPlus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ