Israel đã thực hiện một trong những cuộc tấn công bí ẩn nhất chống lại Iran

GD&TĐ - Cuộc tấn công vừa được Israel thực hiện nhằm vào Iran gây ra nhiều thắc mắc nhất cho giới truyền thông cũng như các chuyên gia quân sự.

Israel đã thực hiện một trong những cuộc tấn công bí ẩn nhất chống lại Iran

Vài ngày trước, Israel đã thực hiện một loạt cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự ở Iran, gây ra làn sóng thảo luận sôi nổi, đặc biệt liên quan đến quyết định đóng cửa không phận của Iraq khi diễn ra vụ tấn công.

Động thái này đã đặt ra câu hỏi về lộ trình mà máy bay Israel thực hiện để tiếp cận các đối tượng bên trong lãnh thổ Iran.

Theo nguồn tin của Israel, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp dầu đã tham gia chiến dịch này. Các cơ sở quân sự của Iran ở khu vực Tehran, Khuzestan và Ilam đã hứng chịu những cuộc oanh kích lớn.

Tuy vậy giới chức Iran nói rằng một phần đáng kể tên lửa Israel đã bị hệ thống phòng không của nước này bắn hạ thành công. Đại diện của Tehran khẳng định thiệt hại đối với một số cơ sở chỉ ở mức tối thiểu.

Sự kiện trên ngay lập tức đặt ra câu hỏi về việc chính xác làm cách nào máy bay Israel có thể vượt qua nhiều khu vực biên giới và tiếp cận không phận Iran.

ga1rlj0aoaapyct-8177-6962.png
Con đường máy bay chiến đấu Israel sử dụng để tấn công Iran là câu hỏi lớn cần giải đáp.

Cựu phi công và chuyên gia quân sự Ismail Abu Ayyub trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Hura đã bày tỏ quan điểm rằng máy bay chiến đấu của Israel đã áp sát biên giới phía Tây Iran bằng cách bay qua không phận Iraq. Theo dự đoán, tốp chiến đấu cơ có thể đi qua Syria và Iraq để đến các khu vực gần Tehran.

Ông Abu Ayyub nói thêm rằng đối với một chuyến bay dài như vậy, máy bay tiếp nhiên liệu đã được sử dụng, cho phép tiêm kích bay được khoảng cách xa hơn đáng kể, bởi vì từ Tel Aviv đến Tehran là khoảng 1.000 km. Hơn nữa theo vị chuyên gia, nhóm tấn công bao gồm khoảng 100 máy bay.

Nhà phân tích cũng lưu ý rằng các tên lửa như Rampage có tầm bắn khoảng 250 km, không thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Iran, điều này đòi hỏi phải thâm nhập sâu vào không phận Cộng hòa Hồi giáo để thực hiện vụ tấn công với độ chính xác cao.

Ngược lại, đại diện của Ả Rập Saudi cho biết không phận của vương quốc này không được máy bay Israel sử dụng để tấn công Iran.

Bên cạnh đó, một quan chức Jordan xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình địa phương rằng không có máy bay quân sự nào được phép bay qua không phận của họ.

Những tuyên bố nói trên càng làm tăng thêm sự quan tâm đến các tuyến đường có thể được máy bay Israel sử dụng cho chiến dịch này, cũng như khả năng bay qua không phận của các nước thứ ba.

Hiện tại, Iran báo cáo rằng hệ thống phòng không của họ đã đối phó hiệu quả với cuộc tấn công, đẩy lui tốp chiến đấu cơ đối phương và bảo vệ an toàn mục tiêu mặt đất.

Tuy nhiên các quan chức cũng xác nhận thiệt hại hạn chế ở một số cơ sở quân sự, mặc dù họ không nêu rõ bản chất. Chính quyền Tehran cho biết họ có quyền trả đũa, nhưng tại thời điểm này không có thêm hành động nào từ phía Iran.

Bom lượn tàng hình AGM-154 JSOW được ném từ tiêm kích hạm F/A-18 Hornet.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công nghệ biến CO2 thành protein có thể giải quyết các thách thức toàn cầu quan trọng như bảo tồn môi trường, an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng.

Biến CO2 thành protein

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở Đức đang nghiên cứu để biến CO2 thành protein và vitamin, hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo.