Ireland: Đừng sản xuất “robot hạng hai”

GD&TĐ - “Robot hạng hai” là thuật ngữ để chỉ những người học và làm theo người khác, thiếu sự sáng tạo, chính kiến cá nhân.

Trẻ em Ireland học bằng máy tính bảng.
Trẻ em Ireland học bằng máy tính bảng.

TS Andreas Schleicher, Giám đốc Giáo dục và Kỹ năng tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đánh giá hệ thống giáo dục của Ireland vẫn dựa trên mô hình học tập của thế kỷ 20, cần phải hiện đại hóa để không sản sinh ra những “robot hạng hai”.

Theo ông Schleicher, chương trình giáo dục tại  Ireland tập trung nhiều vào việc truyền tải kiến thức, chưa trang bị cho học sinh tư duy đột phá.

Ông Schleicher cho biết: “Học sinh Ireland được dạy cùng một chương trình, tập trung vào việc học và ghi nhớ kiến thức nhưng các em chưa được rèn luyện tư duy đa chiều, kết nối các môn học”.

Ưu điểm của Ireland là đặt giáo dục làm ưu tiên hàng đầu của cả nước và quan tâm sâu sắc tới việc học của những em có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, chương trình phổ thông định hướng cho toàn bộ học sinh chung một mục tiêu là đỗ đại học. Trong khi hiện nay, đại học không phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công.

Dù Ireland có thành tích tốt trong bài kiểm tra Đọc hiểu trên bảng xếp hạng trình độ học tập, ông Schleicher cho rằng đây chỉ là một phần của bức tranh. Chỉ 15% học sinh 15 tuổi tại quốc gia này có thể phân biệt sự thật và quan điểm.

Yêu cầu đặt ra cho các trường phổ thông là giúp học sinh nâng cao khả năng tự nhận thức, tự đánh giá vấn đề, phát huy sở thích cá nhân. Đồng thời, học sinh cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ mới như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo Irish Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.