Ireland: Cảnh báo suy giảm chất lượng giáo dục đại học

GD&TĐ - “Gần một tuần trôi qua mà không có một chính trị gia học thuật hay đối lập cao cấp nào bình luận về cuộc khủng hoảng khốc liệt đang diễn ra trong hệ thống GD ĐH Ireland” - PGS Greg Foley tại Trường Công nghệ Sinh học của ĐH Dublin City viết trong bài báo đăng trên The Irish Times. 

Hầu hết các học giả Ireland, từ bất kỳ ngành học nào, đều lo lắng trước sự suy giảm không ngừng của chất lượng GD ĐH
Hầu hết các học giả Ireland, từ bất kỳ ngành học nào, đều lo lắng trước sự suy giảm không ngừng của chất lượng GD ĐH

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng này được cho là do sự cắt giảm kinh phí tài trợ từ chính phủ, nhưng PGS Greg Foley cho rằng câu chuyện không đơn giản là vậy. Dưới đây là bài viết của ông:

Không phải do kinh phí

Cuộc khủng hoảng của GD ĐH dường như bị cho là đến từ việc các nguồn tài trợ bị cắt giảm, với lập luận rằng ngân sách nhà nước dành cho GD ĐH bị thu hẹp, đến mức các học giả cho rằng GD ĐH Ireland đang ở lằn ranh mà chất lượng của hầu hết các tổ chức GD ĐH sẽ bắt đầu rơi tự do.

Tuy nhiên, giống như trong nghịch lý của Zeno, nơi Achilles không bao giờ có thể bắt được rùa, chúng ta dường như không bao giờ thực sự đạt đến điểm mà chúng ta sẵn sàng thừa nhận rằng trên thực tế, chất lượng GD ĐH đang suy giảm.

Nhiều người chỉ ra rằng, chúng ta đang tụt hạng trên bảng xếp hạng quốc tế. Với góc nhìn của giới chuyên môn, đó là một minh chứng về sự suy giảm của chất lượng và nó được nhìn thấy trên phạm vi rộng của việc dạy và học. Vì vậy, có thực sự đang diễn ra một cuộc khủng hoảng về chất lượng GD ĐH ở Ireland hiện nay? Nếu khủng hoảng là có thực thì có phải là do thiếu kinh phí không? Tôi tin rằng quả thực GD ĐH Ireland đang có một số vấn đề, không nhất thiết là một cuộc khủng hoảng và nó ít liên quan đến vấn đề kinh phí.

Vấn đề cơ bản trong GD ĐH là các tiêu chuẩn đang suy giảm, xuất phát từ nhiều yếu tố: Quá nhiều SV yếu kém, sự im lặng và gần như vô trách nhiệm, một động thái âm thầm và rất có chủ ý để biến GD ĐH thành một hình thức của trường trung học mở rộng, đồng thời với việc quá nhấn mạnh vào các sáng kiến vốn rất ít hoặc hầu như không liên quan đến GD.

Bất cứ ai nghi ngờ rằng đang có vấn đề tồn tại đối với việc học của SV, hãy dành thời gian ngồi lại với các em. Họ sẽ nhận thấy rằng mặc dù SV có thể dành một khoảng thời gian hợp lý để làm bài tập trong học kỳ, nhưng nhiều em làm rất ít hoặc không hề đụng đến sách vở, cho đến trước khi kỳ thi diễn ra.

Thực tế, chính hệ thống GD ĐH lại đang khuyến khích SV tiếp cận cách học tập như vậy. Trong một học kỳ, họ chỉ phải trải qua một bài thi ngắn (kéo dài hai giờ đồng hồ) với kiến thức kiểm tra là các phần nhỏ của chương trình đã học. Cũng vì sự nhấn mạnh vào đánh giá liên tục, nhiều SV chỉ cần đạt được mức điểm tối thiểu để vượt qua môn học (nếu chấm điểm) hoặc có cách thể hiện hợp lý đối với chủ đề được kiểm tra (nếu chỉ đánh giá).

Tuy nhiên, cũng có một tia hy vọng về vấn đề này, đó là vị trí công việc dường như biến đổi SV. Gần đây, khi tôi hỏi các SV năm cuối về những điểm nổi bật trong nghiên cứu của họ cho đến nay, hầu hết trả lời rằng đó là thời gian chín tháng chuyên sâu của ngành học họ theo đuổi. Câu trả lời này dường như đã nói lên cho chúng ta một vài điều gì đó cần suy nghĩ.

Sự can thiệp có chủ đích?

Tôi đã nói chuyện với nhiều học giả, từ bất kỳ môn học nào, hầu hết thể hiện một tâm trạng chán chường về sự tụt dốc không ngừng của chất lượng. Đây là trường hợp về hiệu ứng tích lũy của một số lượng lớn các ảnh hưởng: Các kỹ năng cơ bản kém cỏi của SV mới và thực tế là chúng ta không thể truyền đạt các kỹ năng này; một quan điểm rằng tốt hơn là SV chỉ nên học một cái gì đó ở mức độ thấp hơn và không cần quá nhiều sự đầu tư cho mức độ cao;

một xu hướng gia tăng đối với cả SV lẫn dư luận xã hội (và cả một số người trong ngành) cho rằng các đánh giá đầy thách thức (những đòi hỏi cao về các kiểm tra đánh giá người học) là không công bằng; một sự thừa nhận rằng học vẹt là đủ để “sống sót” qua môi trường ĐH, những gì đòi hỏi cao hơn (nằm ngoài những điều đã thuộc lòng của SV) sẽ có nguy cơ khiến các em thi trượt hàng loạt, kéo theo những cuộc điều tra phức tạp của các tổ chức kiểm định chất lượng.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều này, các nhà tuyển dụng dường như rất hài lòng với chất lượng SV ra trường hiện nay. Vì vậy có lẽ từ “khủng hoảng” đang bị lạm dụng.

Tất cả những điều này đang xảy ra dựa trên một nền tảng GD ĐH mà ở đó một nhóm “mafia” dạy và học đã xuất hiện. Nhóm này xem các học giả đồng nghiệp cũng như các SV đều là học trò của mình. Họ làm cho GD ĐH trở nên phức tạp hơn nhiều so với cần thiết. Họ quyết tâm tìm giải pháp cho các vấn đề không xác định hoặc không tồn tại, thường bằng cách sử dụng cái gọi là phương pháp trung tâm của SV, mà ít có hoặc không có bằng chứng.

Kết quả là, các học giả và các quản trị viên hỗ trợ họ bị quá tải, từ đó dẫn đến bệnh quan liêu. Ví dụ điển hình nhất cho điều này là sự cố định với kết quả học tập, một thứ buộc các học giả phải viết và các quản trị viên phải quản lý, các mô tả mô-đun dài mà SV không bao giờ đọc và hoàn toàn không có giá trị gì đối với việc học tập.

Nhưng có lẽ đó không phải là vấn đề. Người ta không quan tâm đến chất lượng thực tế, người ta chỉ quan tâm đến việc quảng bá cho thế giới thấy rằng chúng ta có tổ chức và cam kết như thế nào về chất lượng GD ĐH.

Cuối cùng, một điều đáng để hỏi: Các trường ĐH là gì? Nếu bạn hỏi người đi đường rằng trường ĐH để làm gì, có lẽ họ sẽ nói đó là GD trực tiếp. Nhưng nhiệm vụ của các trường ĐH đã mở rộng rất nhiều trong những năm gần đây, không chỉ vì chính phủ yêu cầu mà còn bởi các tổ chức GD, hiện đang hoạt động trong một thị trường GD ĐH cạnh tranh, coi việc mở rộng này là một cơ hội.

Thật thú vị khi lưu ý rằng, vào năm ngoái, Trường ĐH Trinity đã công bố kế hoạch xây dựng mới khuôn viên với chi phí lên tới 1 tỷ euro, không ai dừng lại để hỏi liệu đó có thực sự là điều mà một trường ĐH nên làm?

Dường như chúng ta đã mơ hồ vào một thời điểm mà người ta cho rằng công việc của các trường ĐH không chỉ là GD mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngắn hạn đến trung hạn. Thực tế, chúng ta đã làm như vậy vào thời điểm các trường ĐH nói rằng chất lượng GD mà họ có thể cung cấp sắp bị cắt giảm. Có lẽ chúng ta cần học cách ưu tiên.

Theo The Irish Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.