(GD&TĐ) – Những ngôn ngữ đang bên bờ vực biến mất chỉ được những nhóm người nhỏ trên thế giới sử dụng có thể sẽ được duy trì.
Người ta dự đoán khoảng một nửa trong số 7.000 ngôn ngữ trên thế giới sẽ không còn được sử dụng vào cuối thế kỷ này. Chúng bị đe dọa bởi thay đổi văn hóa, sự ngại ngùng về mặt dân tộc và sự can thiệp của chính phủ.
Internet có thể giúp phát triển những ngôn ngữ sắp biến mất |
Tuy nhiên, công nghệ đang cho phép nhiều ngôn ngữ tăng thêm thính giả bằng cách tạo sự xuất hiện của nó trên Youtube, các trang xã hội như Facebook, Twitter và những tin nhắn...
Những nhà ngôn ngữ học cũng đã công bố 8 “từ điển nói” mới như một phần dự án để cứu hàng ngàn ngôn ngữ cổ khỏi biến mất.
Những từ điển kỹ thuật số với hơn 32.000 từ ngữ được ghi lại dưới dạng chữ, 24.000 đoạn băng ghi âm từ những người bản địa từ các vùng xa xôi của thế giới.
Ông David Harrison, từ ĐH Swarthmore ở Philadelphia, Mỹ, nói: “Bạn có thể có một ngôn ngữ chỉ có 50 hay 500 người nói, chỉ ở một nơi, và bây giờ qua công nghệ kỹ thuật số ngôn ngữ đó có thể có được một tiếng nói toàn cầu”.
“Những cộng đồng ngôn ngữ đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ đang áp dụng công nghệ kỹ thuật số để tồn tại và phải khiến cho mọi người trên khắp thế giới nghe thấy tiếng nói của mình. Đây là yếu tố tích cực của việc toàn cầu hóa” – David cho biết thêm.
Những từ điển nói của tổ chức Enduring Voice thuộc Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ là một nỗ lực nhằm ngăn cản ngôn ngữ cổ không bị lãng quên.
Hà Châu (Theo Telegraph)