Bạo lực gia tăng
Cả Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo lẫn đối thủ chính là ông Mitchowo Subianto đều không đề cập đến sự gia tăng bạo lực ở các tỉnh được những người vận động ủng hộ độc lập mệnh danh là Tây Papua.
Trong các cuộc tranh luận, hai đối thủ này chỉ tranh cãi về quyền con người và an ninh quốc gia mà phớt lờ tình trạng bạo lực đang xảy ra căng thẳng ở một số tỉnh phía Tây đảo New Guinea, viễn đông của Indonesia, trong khi cuộc nổi dậy kéo dài hàng thập kỷ ở khu vực này đã bùng lên với bạo lực dữ dội.
Tháng 12 năm ngoái, các chiến binh thuộc Quân đội Giải phóng Papua thừa nhận đã tấn công và giết chết 31 người làm việc trong Dự án Đường Trans-Papua - con đường cao tốc khi được xây dựng xong sẽ chia cắt tỉnh giàu tài nguyên này. Tổng thống Joko đã mời chào dự án như là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng tập trung, một khoản đầu tư cho con đường cao tốc dài 4.300 km, mở ra khả năng tiếp cận với các mỏ vàng và đồng lớn cũng như các ngôi làng vùng cao hẻo lánh.
Hàng trăm binh sĩ đã được gửi tới khu vực Nduga trấn áp phiến quân. Các biện pháp chống nổi dậy đã khiến 32.000 cư dân phải di dời. Người phát ngôn của quân đội Indonesia cho biết có 3.549 người phải di tản khỏi khu vực Nduga “do sự đe dọa và tàn bạo của nhóm tội phạm vũ trang”.
“Trong những tuần đầu sau những vụ bạo loạn xảy ra, lực lượng an ninh đã thiết lập độc quyền về các kênh thông tin”, Richard Chauvel, một chuyên gia Indonesia tại Đại học Melbourne (Australia), nói. Mặc dù chính quyền Indonesia đã có những hoạt động quân sự nhằm ổn định tình hình khu vực, nhưng nhà báo nước ngoài và các nhóm nhân quyền vẫn không được phép tiếp cận Papua. Liên Hợp Quốc (LHQ) đang phối hợp với chính phủ Indonesia để gửi một phái đoàn đến Tây Papua, mặc dù thời gian cụ thể chưa được ấn định.
Người phát ngôn của phái bộ thường trực của Indonesia tại LHQ cho biết: “Chính phủ Cộng hòa Indonesia đã gửi thư mời Cao ủy Nhân quyền đến thăm Papua”.
Một cuộc bỏ phiếu riêng
Từ năm 1969, Indonesia đã chia sẻ hòn đảo miền núi này với nước láng giềng Papua New Guinea. Khi đó, chỉ có hơn 1.000 người dân Melanesian địa phương được lựa chọn cẩn thận để bỏ phiếu trong “Đạo luật lựa chọn tự do”.
Cuộc trưng cầu dân ý đang gây nhiều tranh cãi, được ghi nhận trong giải pháp năm 1969 của LHQ, đã xác nhận việc Indonesia tiếp quản Papua và Tây Papua từ các nhà cai trị thuộc địa của Hà Lan. Kể từ đó, những cuộc nổi dậy liên tục đã gây khó khăn cho khu vực này.
Bạo lực làm xấu đi mối quan hệ giữa khoảng bốn triệu người Papua và chính quyền Indonesia. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, từ năm 2010 đến 2018, 95 người Papua trở thành nạn nhân của những vụ giết người phi pháp.
Tranh chấp quanh Papua và Tây Papua
Ở Tây Papua, có thể nhìn thấy lính vũ trang và cảnh sát ở bất cứ nơi nào. “Tây Papua được coi là thuộc địa của những “công dân hạng hai, nơi quân đội Indonesia có thể làm bất cứ điều gì họ thích”, ông Wenda cho biết. Giờ đây, khi gần 200 triệu người Indonesia chuẩn bị lựa chọn giữa các ứng cử viên Joko và Mitchowo, người Papua đang yêu cầu một cuộc bỏ phiếu để thoát khỏi sự cai trị của Indonesia.
Đầu năm nay, Wenda, với tư cách là thành viên khách mời của phái đoàn Vanuatu, đã trình bày kiến nghị lên Ủy viên Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet, yêu cầu LHQ gây áp lực đối với chính phủ Indonesia phải cho phép Papua trưng cầu dân ý độc lập. Bản kiến nghị có chữ ký của khoảng 1,8 triệu người Papua - một nửa dân số người Papua.
Chính phủ Indonesia sau đó đã chỉ trích Vanuatu vì đã mời Wenda vào phái đoàn LHQ. “Gần 50 năm trước, chính các thành viên LHQ, đã quyết định Papua là một phần của Indonesia”, đại diện LHQ của Indonesia, ông Aactsius Selwas Taborat cho biết. Ông cũng cho rằng những bình luận của Vanuatu là một thách thức thái quá đối với quyết định của LHQ. “Quyết định của LHQ rằng tình trạng của Papua và Tây Papua là một phần của Indonesia là quyết định cuối cùng, không thể đảo ngược và vĩnh viễn”.