Trung Quốc bắt 13.000 khủng bố ở Tân Cương

GD&TĐ - Trung Quốc cho biết đã bắt hàng chục “tên khủng bố” từ 4 năm trước tại khu vực Tân Cương – nơi có hàng triệu người Hồi giáo thiểu số sinh sống, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ.  

Quân cảnh Trung Quốc tới Tân Cương ngày 27/2/2017
Quân cảnh Trung Quốc tới Tân Cương ngày 27/2/2017

Hôm nay (18/3), Bắc Kinh đã ban hành một sách trắng về “cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố” và “bảo vệ nhân quyền” ở Tân Cương – nơi Bắc Kinh bị cáo buộc tham gia vào một chiến dịch đàn áp chống lại các cộng đồng Hồi giáo.

Kể từ 2014, các nhà chức trách đã “tiêu diệt 1.588 băng đảng bạo lực và khủng bố, bắt giữ 12.995 tên khủng bố, thu giữ 2.052 thiết bị nổ, trừng phạt 30.654 người vì 4.858 hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, đồng thời tịch thu 345.229 bản sao tài liệu tôn giáo bất hợp pháp trong khu vực” – sách trắng trên cho biết.

Theo sách trắng trên, Tân Cương là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tấn công khủng bố dưới sự ảnh hưởng của những kẻ ly khai, cực đoan và khủng bố, gây hại cho cuộc sống và tài sản của người dân thuộc các dân tộc ở Tân Cương, đồng thời chà đạp lên nhân phẩm của người dân. Cuộc chiến chống “chủ nghĩa khủng bố và cực đoan” là một phần quan trọng của cuộc chiến mà cộng đồng quốc tế đã phát động.

Từ tháng 8 năm ngoái, Bắc Kinh bị chú ý khi một tổ chức nhân quyền của Liên hợp quốc cho rằng có nhiều trại được lập lên ở khu vực Tân Cương, giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người đạo Hồi khác.

Các nhà chức trách Trung Quốc bác bỏ cáo buộc trên và cho rằng đó là “các trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm” cho “những người mắc tội nhỏ”.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi Trung Quốc “tôn trọng nhân quyền cơ bản của người Duy Ngô Nhĩ và đóng cửa các trại tập trung đó”, đồng thời cho rằng thậm chí những người không bị bắt cũng “chịu áp lực rất lớn” ở Tân Cương.

Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng những cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ là “không thể chấp nhận được” và thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ đính chính lại nhận xét của mình.

Theo Press TV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ