Indonesia: Dùng gà con để giúp HS đối phó với chứng nghiện điện thoại

Trẻ em Indonesia được phát gà con để nuôi
Trẻ em Indonesia được phát gà con để nuôi

Cho dù chứng nghiện điện thoại có gây rối loạn tâm lý thực sự hay không vẫn còn là điều gây tranh cãi, tuy nhiên, thị trưởng Bandung đã đề xuất một cách để HS tiểu học và THCS có thể chống lại chứng nghiện này.

“Chúng tôi đang xem xét việc này. Sẽ có một chương trình mà trẻ em được phát gà con để nuôi. Đây sẽ là một bước đột phá” – Hãng tin Kumparan, thị trưởng Oded M.Danial nói với các phóng viên.

“Việc này sẽ khiến các em bận rộn và chúng không còn quá tập trung vào các thiết bị điện tử nữa. Chúng tôi sẽ tặng miễn phí gà con cho các em”.

Ông Oded nói thêm rằng các em sẽ được hướng dẫn cách nuôi gà. Mỗi em sẽ được phát những chiếc lồng nhỏ để nuôi gà và giải thưởng là những chiếc xe đạp sẽ trao cho em nào nuôi được những con gà lớn nhất.

Nhà chức trách hy vọng việc nuôi gà sẽ giúp trẻ em bớt gắn bó với điện thoại.
 Nhà chức trách hy vọng việc nuôi gà sẽ giúp trẻ em bớt gắn bó với điện thoại.

Theo kế hoạch thử nghiệm, chương trình này sẽ có 30 trẻ em tại 30 quận nhỏ tham gia và nó có thể được triển khai trên phạm vi toàn thành phố tùy thuộc vào sự thành công của nó.

Với 2.000 con gà 4 ngày tuổi được tặng cho trẻ em tiểu học và THCS trong những tuần tới, HS sẽ phải cho gà ăn trước và sau khi tới trường. Các em cũng có thể nuôi chúng ở nhà hay trong khuôn viên trường nếu không có không gian ở sân sau nhà mình.

Chương trình trên không chỉ nhằm đối phó với thói quen dùng điện thoại của trẻ em, theo thị trưởng Oded Muhammad Danial, nó còn nằm trong một chương trình quốc gia nhằm mở rộng GD cho HS do TT Joko Widodo đề xướng.

Một phụ huynh còn thể hiện hy vọng chương trình có thể giúp con trai bà trở thành một người chăn nuôi gia cầm.

“Chăm sóc gà con sẽ bổ ích hơn chơi với điện thoại di động” – phụ huynh trên cho biết tuy rằng con trai bà lại cho rằng “điện thoại sẽ thú vị hơn”.

Hiện tại chưa có sự thống nhất về chứng nghiện điện thoại di động, do vậy hiện tượng này nên được xem là một chứng rối loạn tâm lý. Một nghiên cứu của Mỹ tiến hành năm 2018 thấy rằng hành vi của những người nghiện điện thoại nên được coi là sử dụng điện thoại một cách không lành mạnh và hậu quả của việc này chưa được xem là có mức độ nghiêm trọng do nghiện ngập gây ra.

Tương tự, các chuyên gia tâm lý ở Indonesia chưa coi nghiện điện thoại là một rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, tại Singapore, đã có những nỗ lực công nhận hành vi này là một sự rối loạn do những tác động cực kỳ bất lợi mà nó gây ra.

Theo Coconuts/MSN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.