Tổ chức độc lập phi lợi nhuận của Australia có tên Beyond Blue nhấn mạnh rằng mức độ nghịch cảnh hay căng thẳng kiểm soát được có thể tốt đối với trẻ em vì nó thúc đẩy và đóng góp cho sự phát triển chung.
“Việc trẻ em trải qua nghịch cảnh giúp các em trở nên kiên cường. Trẻ em được hỗ trợ trong khi trải qua nghịch cảnh sẽ giúp phát triển khả năng phục hồi” - Beyond Blue cho hay.
Theo Beyond Blue, “tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của nghịch cảnh, một số trẻ sẽ cần được tiếp cận và hỗ trợ chuyên biệt và bổ sung (ví dụ hỗ trợ y tế, trị liệu gia đình). Tuy nhiên, bạn có thể hỗ trợ trẻ em phát triển các nền tảng cho khả năng phục hồi bất kỳ lúc nào. Hội đồng chuyên gia đồng ý rằng khả năng phục hồi là điều mà mọi đứa trẻ có thể học được với sự hỗ trợ từ những người khác”.
Năm 2016, Judy Willis, một nhà thần kinh học nói trên tờ The Guardian rằng “khả năng phục hồi trong học tập, cũng như trong cuộc sống, là khả năng kiên trì vượt qua thất bại, chấp nhận thử thách và mạo hiểm mắc sai lầm để đạt được mục tiêu”.
Tương tự, cả phụ huynh và GV có thể đóng vai trò trong việc xây dựng khả năng phục hồi.
Các bước giúp trẻ em tăng khả năng phục hồi
Beyon Blue lưu ý rằng có những chiến lược hàng ngày để xây dựng khả năng phục hồi cho trẻ em. Một số chiến lược chỉ phù hợp ở một số hoàn cảnh nhất, tuy nhiên một số khác cần chỉnh sửa để đáp ứng nhu cầu của một đứa trẻ hay nhóm tuổi đặc biệt. Một số chiến lược đó bao gồm:
GD mọi người về khả năng phục hồi
Khả năng phục hồi không phải lúc nào cũng được hiểu đúng và cần có chỉ dẫn khuyến khích người làm việc với trẻ em dạy cho chúng về ý nghĩa của phục hồi bằng cách giải thích những thuật ngữ đơn giản thông qua các ví dụ hàng ngày. Ví dụ, người lớn có thể đọc những câu chuyện phù hợp cho trẻ về những người vượt qua được tình huống khó khăn.
Cần có những nỗ lực thực hiện với phụ huynh và cộng đồng. Việc dạy cho phụ huynh về ý nghĩa của khả năng phục hồi, các yếu tố ảnh hưởng tới nó, cách thức xây dựng khả năng phục hồi và sự thay đổi khả năng này theo thời gian là điều quan trọng. Nhận thức của cộng đồng về khả năng phục hồi cũng có thể được phát triển trong các cuộc họp nhóm.
Thúc đẩy các mối quan hệ hỗ trợ
Những mối quan hệ chất lượng là nền tảng cho khả năng phục hồi của trẻ em. Những người làm việc với trẻ em có thể giúp phát triển khả năng phục hồi bằng cách giúp chúng tạo dựng và tăng cường mối quan hệ hỗ trợ với phụ huynh và những người khác. Việc này có thể bao gồm cung cấp cho chúng cơ hội thực hành sự đồng cảm, tạo ra các môi trường khích lệ giúp trẻ em có cảm giác thân thuộc.
Xây dựng sự tự chủ và trách nhiệm
Khi làm việc với trẻ em, người lớn có thể khuyến khích chúng nhận trách nhiệm và phát triển ý thức tự chủ, đồng thời khuyến khích phụ huynh và cộng đồng làm điều tương tự. Ví dụ, người lớn có thể cung cấp cho trẻ em cơ hội đưa ra những quyết định ý nghĩa về môi trường của họ như làm thế nào để sắp xếp một căn phòng, hay lên kế hoạch một phần của ngày lễ cuối năm.