Đó sẽ là bước đệm để sau khi vào đại học, các em ra đời có thể phát huy thế mạnh, phục vụ đất nước.
Học sinh Nguyễn Thị Thanh Hương - Lớp 10A2 - Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông):
Em và nhiều bạn cùng học đều mong muốn được lựa chọn môn thi theo đúng năng lực và sở thích của mình, do đó, phương án 1 là phù hợp nhất, phù hợp cả với thực tế học tập trong trường phổ thông của chúng em hiện tại.
Nếu được thi theo phương án này, ngoài 3 môn Toán, Văn và Ngoại ngữ bắt buộc, em sẽ thi thêm Lịch sử để có thể được vào học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thực hiện ước mơ làm cô giáo.
Ở Thủ đô, đó là thuận lợi rất lớn của em, ít nhất là việc không phải đi thi đại học quá xa.
Nhiều năm nay, em được chứng kiến hình ảnh những anh chị phải đi hàng trăm cây số, thậm chí xa hơn thế rất nhiều lên Hà Nội thi với đủ thứ hành trang lỉnh kỉnh; phải tìm nhà trọ an toàn, kiếm chỗ ăn hợp vệ sinh… trong tiết trời nắng gắt và áp lực thi cử. Sự vất vả đó, chắc chắn không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi.
Do đó, em mong rằng, kỳ thi THPT Quốc gia sẽ được tổ chức thành nhiều cụm thi để chúng em và các bạn không phải đi quá xa, việc đi lại không gặp khó khăn; các bậc phụ huynh cũng không phải lo lắng cho con em mình nhiều.
Em cũng biết rằng, kỳ thi mới không hoàn toàn giống thi tốt nghiệp THPT những năm trước, cũng không hoàn toàn là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Nhưng học sinh chúng em thực sự không quan tâm đến việc ai là người sẽ đứng ra chủ trì tổ chức cuộc thi này.
Chúng em mong sẽ có một kỳ thi thực sự nghiêm túc, chất lượng, thực chất để có thể đánh giá đúng nhất thực lực của học sinh; đồng thời mong được tạo điều kiện tốt nhất có thể kể cả tâm lý, sức khỏe, việc đi lại,… khi đi thi. (Hiếu Nguyễn ghi).
Học sinh Nguyễn Ngọc Ánh - Lớp 11A7 - Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông):
Trong 3 phương án trong dự thảo kỳ thi THPT Quốc gia, em lựa chọn phương án 1, vừa đánh giá được toàn diện học sinh nhưng đồng thời cũng không gây áp lực cho chúng em.
Ngoài điều này, em và cha mẹ luôn mong địa điểm thi sẽ diễn ra gần nơi mình sinh sống để tiện lợi hơn khi đi thi. Có lẽ, tất cả học sinh và các bậc phụ huynh trên khắp mọi miền Tổ quốc đều có mong mỏi như vậy.
Bởi thế cho nên, thi theo nhiều cụm trong từng tỉnh sẽ là phù hợp nhất. Có như vậy, chúng em sẽ không nghĩ nhiều đến việc đi lại, nơi ăn chốn ở khi đi thi để chuyên tâm vào việc học hành, ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng này.
Còn nếu được lựa chọn khối đại học hay phổ thông chủ trì cuộc thi, em sẽ lựa chọn khối đại học vì cho rằng, các thầy cô giảng viên đại học sẽ coi thi nghiêm khắc, khách quan hơn. Không phải là các thầy cô phổ thông không nghiêm túc, nhưng là người thầy trực tiếp giảng dạy, chắc chắc các thầy cô cũng có những ưu ái nào đó với học sinh của mình. (Hiếu Nguyễn ghi)
Học sinh Nguyễn Hoàng Khương - lớp 12A2 - Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp)
Theo em kì thi THPT Quốc gia 2015 nên tổ chức theo phương án 1. Là học sinh, em ý thức được rằng, hiện nay có một đòi hỏi cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học và thi cử. Việc tổ chức một kỳ thi Quốc gia vào năm 2015, theo em là hợp lý và cần thiết.
Cả 3 phương án trong dự thảo của Bộ GD&ĐT đều giúp kiểm tra năng lực phổ thông của học sinh một cách tổng quát, tránh được việc học tủ, học lệch. Tuy nhiên vì năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện kỳ thi này nên phương án 1 là thiết thực hơn cả. Những đổi mới sẽ đến với chúng em từng bước, không quá bất ngờ, bỡ ngỡ.
2 năm học phổ thông, em thấy rằng, cách dạy của các thầy cô, cách học của chúng em thực sự chưa kịp đổi mới theo phương án 2 và 3. Nếu có thể, chỉ nên thực hiện phương án 2 và 3 vào những năm sau đó, khi việc thi cử theo hình thức mới đã dần đi vào qui củ và ổn định.
Việc thi tập trung ở một số cụm trung tâm là cần thiết để tránh được những mặt tiêu cực trong thi cử nếu chỉ thi ở các trường nơi thi sinh học. Việc này tuy có gây chút khó khăn cho thí sinh ở xa nhưng do đây là kì thi quan trọng, góp phần trong việc tuyển sinh vào các trường đại học nên em nghĩ mỗi người cần cố gắng thêm một chút.
Thêm nữa, so với trước đây, thí sinh phải vừa thi tốt nghiệp, lại phải di chuyển đến các khu vực khác để thi đại học thì việc này nhẹ nhàng và phù hợp với thí sinh hơn rất nhiều. (Hiếu Nguyễn ghi)
Học sinh Nguyễn Thanh Mai - Lớp 11A Trường THPT Trần Hưng Đạo (Tiên Lữ - Hưng Yên): Phương án 2 giúp học sinh định hướng nghề nghiệp
Những ngày qua, cả trường em đều xôn xao bàn thảo về các phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Qua thảo luận với các bạn cùng lớp, rất nhiều các bạn ấy đều chọn phương án 1. Cá nhân em thì thích phương án 2.
Thực ra, học sinh đều phải học tất cả các môn, trong khi đó dù thi theo phương án nào thì vẫn phải làm những bài thi bắt buộc như: Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Vì vậy thi theo phương án 2, học sinh phải làm thêm các bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội cũng không nặng nề và áp lực. Có chăng chỉ là phương pháp kiểm tra theo một hình thức mới. Điều này nếu chúng em được tập dượt kỹ trong quá trình học ở trường thì sẽ không có gì đáng ngại.
Hơn nữa, thi theo phương án 2 sẽ góp phần định hướng ngay cho học sinh chúng em, nhất là học sinh lớp 10 về ngành học, trường học mà mình sẽ theo đuổi sau này. Nói một cách khác, phương án 2 giúp chúng em định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn. (Minh Phong)
Học sinh Trần Phương Thảo - Lớp 11C Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): Phương án 1 phù hợp với cách dạy, cách học như hiện nay
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, ở trường em, các thầy cô đã dạy thí điểm theo hướng tích hợp liên môn.
Nhưng hiện chúng em vẫn chưa bắt nhịp được khi làm những bài kiểm tra. Theo em nên lựa chọn phương án 1 để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Đây là phương án nhận được nhiều sự đồng thuận nhất đối với học sinh chúng em. Bởi nó phù hợp với cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá của thầy và trò chúng em như hiện nay.
Tâm lý của học sinh chúng em là sợ nhất những thay đổi đột ngột. Vì vậy em nghĩ rằng, nên để chúng em làm quen, thích nghi. (Minh Phong ghi)
Học sinh Hoàng Minh Phương - Trường THPT Tràng Định (Lạng Sơn): Phương án 1 giúp phân hóa trình độ thí sinh
Đây là phương án tối ưu nhất với chúng em hiện nay, mặc dù có thể thầy cô sẽ hơi vất vả nhưng để học sinh chúng em có nhiều cơ hội vào ĐH, CĐ thì đây là phương án em thích nhất.
Với 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn văn, Ngoại ngữ, chúng em sẽ được ôn tập toàn diện hơn vào các khối thi đại học mà không phải học thêm quá nhiều môn khi vừa ôn thi tốt nghiệp vừa ôn thi đại học.
Việc ra đề thi tích hợp đã được tổ chức thành công, được sự hưởng ứng nhiệt tình của học sinh, phụ huynh khóa trước nên năm nay cũng sẽ là một cơ hội cho chúng em được thể hiện mình.
Phương án này cũng phân hóa trình độ thí sinh tạo sự công bằng cho học sinh khi học tập. Chúng em cũng có thể chọn môn thi khác để thi vào trường ĐH có cùng ngành đào tạo.
Các phương án khác cũng có những ưu điểm riêng nhưng cá nhân em cho rằng phương án 1 sẽ làm cho học sinh thoải mái hơn, tập trung vào những môn thi tốt nghiệp và ĐH. Đây cũng là phương án tốt đối với các Trường ĐH khi tuyển thi thí sinh, tạo ra được chất lượng giáo dục tốt. (Ngọc Trang ghi)
Học sinh Trịnh Thu Thủy - Lớp 12, Trường chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình): Chọn phương án công bằng cho tất cả học sinh
Em chọn Phương án 1 vì em nghĩ rằng đây là phương án hợp lý nhất đối với học sinh hiện nay - thi theo môn.
Nếu được tổ chức phương án 1, chúng em chỉ mong rằng luôn có sự công bằng, nghiêm ngặt trong khâu tổ chức thi để có được kết quả khách quan, công bắng nhất vì không chỉ tốt nghiệp THPT mà còn là kết quả để vào đại học.
Các phương án khác làm cho chúng em cảm thấy hơi quá tải trong quá trình học vì phải học nhiều hơn. Trong khi có thể không cần thiết cho khối thi đại học.
Phương án 1 cũng làm cho chúng em cảm thấy thoải mái hơn trong việc ôn thi, tính thực tiễn cao hơn. Hơn nữa, chúng em được thi 3 môn bắt buộc là 3 môn rất toàn diện và cần thiết cho bất cứ một học sinh, sinh viên nào.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng có nhiều đổi mới để phù hợp hơn với học sinh, việc ra đề cũng hay hơn. Nhất là việc ra đề theo kiểu tích hợp sẽ làm cho chúng em được sáng tạo nhiều hơn và tư duy hơn. Đây cũng là một cách để hạn chế tiêu cực trong thi cử.
Nếu để học sinh chuyên tâm hơn vào việc học và có thể tập trung thi tốt nghiệp sau đó lấy kết quả đó để xét vào các trường ĐH, CĐ thì sẽ tạo cơ hội lớn cho các bạn thí sinh vùng sâu vùng xa còn chịu nhiều thiệt thòi.
Vì vậy theo em phương án 1 là phương án tốt nhất đối với chúng em hiện nay. (Ngọc Trang ghi)
Học sinh Nguyễn Quốc Châu - Lớp 12A7, Trường THPT Đăkmil, tỉnh Đăk Nông: Phương án 1 có lợi nhất cho chúng em
Là học sinh cuối cấp THPT, em và các bạn trong lớp đều rất quan tâm đến các chỉ thị của Bộ GD&ĐT liên quan đến kỳ thi quan trọng nhất của bậc học phổ thông.
Với 3 phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, em chọn phương án 1.
Em nghĩ rằng, đây là phướng án tối ưu hơn cả. Vì nó gần gũi với cách dạy, cách học mà chúng em đã theo suốt những năm qua.
Thi theo phương án này, chúng em sẽ được tự chọn một môn môn
Nguyện vọng của phần đông các bạn học sinh Đắk nông chúng em là: Bộ GD&ĐT chọn phương án 1 để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong năm học tới.
Cách tổ chức kỳ thi thì nên kế thừa và phát huy những ưu điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại, học cao đẳng năm 2014.
thi theo sở trường của mình và có nhiều cơ hội vào các trường đại học, cao đẳng hơn.
Bên cạnh đó, trường em có nhiều bạn người sinh dân tộc thiểu số, điều kiện học tập và khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế hơn so với học sinh miền xuôi và học sinh cac thành phố lớn.
Trên thực tế, hầu hết các thầy cô học sinh chúng em vẫn quen với việc học và thi đơn môn. Do vậy nếu thi theo phương án 2 hoặc phương án 3 dưới dạng tích hợp liên môn thì em nghĩ cả thầy, trò sẽ khó bắt nhịp và chắc rằng khi thiếu tự tin thì kết quả mang lại cũng sẽ không được cao.
Do đó, nguyện vọng của phần đông các bạn học sinh Đắk nông chúng em là: Bộ GD&ĐT chọn phương án 1 để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong năm học tới. Cách tổ chức kỳ thi thì nên kế thừa và phát huy những ưu điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại, học cao đẳng năm 2014.
Về địa điểm tổ chức thi, em rất mong Bộ nghiên cứu kỹ lưỡng và tính đến đặc thù vùng, miền. Vì nếu kỳ thi quốc gia áp dụng cách tổ chức thi theo cụm thì số lượng thí sinh, người nhà thí sinh tới các điểm thi cũng có thể gây quá tải vì nhiều nơi không đáp ứng được về cơ sở chật chất.
Bên cạnh đó, các trường THPT ở quê em cũng nằm ở các vị trí khá xa nhau nên việc di chuyển đến các địa điểm thi cũng là một vấn đề không đơn giản đối với thí sinh chúng em. (Kim Thoa ghi)