Họp bàn về kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn quốc gia trường mầm non

GD&TĐ - Chiều 6/4, Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì phiên họp Ban soạn thảo về nội dung Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

Quảng cảnh cuộc họp
Quảng cảnh cuộc họp

Báo cáo thuyết minh cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi phù hợp với yêu cầu thực tiễn: Luật Giáo dục số 43/2019/QH 14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, theo đó trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo có sự thay đổi, đặc biệt đối với giáo viên, hiệu trưởng cấp học mầm non; nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (Điều 4, Chương II).

Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT). Một số nội dung quy định trong Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT chưa tương thích với quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.

Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Điều lệ Trường mầm non (Điều lệ Trường mầm non). Một số nội dung quy định trong Điều lệ Trường mầm non đã thay đổi.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, có một số bất cập dự kiến sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Các nội dung không còn phù hợp với Luật, chồng chéo với văn bản khác: Quy định về trình độ chuẩn và trên chuẩn được đào tạo của giáo viên; Một số quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; Các nội dung còn thiếu chưa được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.

Quy định các mức đánh giá đối với các tiêu chí liên quan tới cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học tương ứng với các quy định tại Thông tư số 13/2020/TT- BGDĐT và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Các nội dung đã có trong Thông tư nhưng cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, khả thi: Sửa đổi, bổ sung một số căn cứ để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; Quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ); Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; Sắp xếp lại một số nội dung quy định trong các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 3 ở các mức để bảo đảm tương thích với Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐ.

Với tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Ngô Thị Minh, các thành viên đã đưa ra những quan điểm về sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Thông tư nhằm bổ sung căn cứ thực hiện; sửa đổi, bổ sung một số nội dung còn thiếu, chưa tương thích, chưa phù hợp của Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT; Bảo đảm tính toàn diện, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn, thiết thực; tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai thực hiện. 

Để triển khai, ngày 15/11/2022 Cục Quản lý chất lượng (QLCL) đã có Công văn số 1412/QLCL-KĐCLGD gửi các Sở GD&ĐT để lấy ý kiến đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Hiện tại Cục Quản lý chất lượng đã nhận được ý kiến phản hồi của các đơn vị.

Xây dựng Kế hoạch soạn thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non (KH số 173/KH-BGDĐT ngày 24/2/2022).                 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.