Hội thảo gỡ "vướng" tuyên truyền về Nghị quyết 128 của Chính phủ

GD&TĐ - Nghị quyết 128 được cho là sẽ phá vỡ tình trạng “đóng băng” trong sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động kinh tế - xã hội ở một số nơi trong thời gian qua.

Quang cảnh hội thảo ngày 29/10.
Quang cảnh hội thảo ngày 29/10.

Ngày 29/10, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tuyên truyền thực hiện nghị quyết số 128 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và quyết định số 4800 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời thực hiện nghị quyết 128.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết, trong bối cảnh hiện nay, cần đưa ra chiến lược thích ứng an toàn với Covid-19, trong khi vẫn phục hồi và phát triển kinh tế.

“Đây là hội nghị đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác truyền thông và chủ động đi trước. Hội thảo nhằm trao đổi cặn kẽ những vướng mắc, những nội dung quan trọng cần được truyền thông tốt hơn và để các cơ quan báo chí có kiến nghị, đóng góp với Bộ Y tế trong thực tế truyền thông phòng, chống dịch”, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nói.

Các chuyên gia, dư luận đánh giá quy định mới đáp ứng kịp thời tình hình thực tế hiện nay, phải chuyển trạng thái để đảm bảo chống dịch hiệu quả và phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết sẽ phá vỡ tình trạng “đóng băng” trong sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động kinh tế - xã hội ở một số nơi trong thời gian qua, tâm lý người dân ổn định, yên tâm hơn để bước vào giai đoạn mới.

Các đại biểu tham dự hộ thảo tại điểm cầu Bộ Thông tin và Truyền thông
Các đại biểu tham dự hộ thảo tại điểm cầu Bộ Thông tin và Truyền thông

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khi thực hiện nghị quyết, không thể tránh khỏi một số lúng túng. Trong đó, có thể kể đến việc các địa phương có biểu hiện bối rối và tự phát trong việc triển khai một số biện pháp theo nghị quyết. Đồng thời, lúng túng, vướng mắc trong việc đánh giá mức độ nguy cơ theo quyết định 4800 của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, chưa có sự thống nhất toàn quốc trong triển khai công tác phòng, chống dịch khi chuyển trạng thái đối với vấn đề cách ly tập trung hành khách sau khi xuống máy bay.

Trước tình hình này, Tiểu ban Truyền thông đã kiến nghị Ban Chỉ đạo sớm tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm cho 4 đợt chống dịch vừa qua để tiếp tục chống dịch trong giai đoạn mới, tốt hơn, thống nhất hơn, đồng thuận, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, để phục hồi kinh tế - xã hội, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Chính phủ cần sớm ban hành chương trình tổng thể hồi phục kinh tế - xã hội, thay đổi mô hình thích ứng với hoàn cảnh mới, giao mục tiêu cụ thể về phục hồi kinh tế - xã hội cho địa phương.

Ngoài ra, Tiểu ban Truyền thông cho rằng, Bộ Y tế và địa phương cần đánh giá lại cơ sở khoa học của việc “cách ly tập trung F1 14 ngày”. Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Liên Hương – Cục trưởng Cục Y tế Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, sau khi xin ý kiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiể soát Bệnh tật Mỹ (CDC), chuyên gia trong ngoài nước, thống nhất vẫn thực hiện cách ly 14 ngày. Bởi, F1 đã tiêm đủ vắc-xin vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Theo Tiểu ban Truyền thông, hiện nay, một số nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Israel… đang lo ngại nguy cơ bùng dịch trở lại trước sự xuất hiện của biến thể phụ AY4.2 của chủng Delta. Do đó, Tiểu ban Truyền thông đề nghị Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đánh giá đúng và tăng tính dự báo về tình hình dịch bệnh. Đồng thời, cần lên các phương án dự phòng. Tằn cường tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt. Không được nới lỏng các quy định y tế.

Ngoài ra, nhiều nước đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi. Một số nước tiêm cho trẻ 5 đến 12 tuổi. Tiểu ban Truyền thông kiến nghị Bộ Y tế tăng cường cung cấp thông tin hướng dẫn việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em, cũng như lợi ích của việc này.

Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trước tình hình diễn biến của dịch, Việt Nam tích cực nghiên cứu sản xuất vắc-xin (hiện có 4 đơn vị nghiên cứu, sản xuất). Đồng thời, chủ động tiếp cận các nguồn vắc-xin khác nhau. Việt Nam đã phân bổ vắc-xin cho các địa phương. Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp quyết định tiêm cho trẻ theo lộ trình tại những khu vực nguy cơ cao.

Hiện, có 2 loại vắc-xin phòng Covid-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ. Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương cập nhật số liệu để báo cáo. Khi có số liệu trẻ em tiêm, Bộ Y tế sẽ xem xét tình hình để phân bổ sao cho hợp lý. Ngay trong chiều 29/10, Bộ Y tế sẽ tập huấn tiêm vắc-xin cho trẻ em, trong đó có việc đảm bảo an toàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đao phủ là nghề phải có nhưng hiếm người nhận làm. Ảnh: Ancient-origins.net

Phúc - họa nghề đao phủ

GD&TĐ - Trên phương diện pháp luật, đao phủ là người thực thi công lý nhưng trên phương diện lương tâm, họ là những kẻ tước đoạt mạng sống một cách tàn bạo.

Kích thích miễn dịch cây giống như việc tiêm vắc-xin cho cây trồng.

'Tiêm vắc-xin' cho cây trồng

GD&TĐ - Trong một thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, nhu cầu sản xuất đủ lương thực cho mọi người đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Minh họa/INT

Viêm khớp cấp tính

GD&TĐ - Các nguyên nhân gây viêm khớp cấp tính thường gặp là do nhiễm virus, vi khuẩn, viêm tủy xương, ung thư xương...