Nghị quyết số 128/NQ-CP: Chuyển trạng thái thích ứng, an toàn với dịch COVID-19

GD&TĐ - Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Thực hiện quét mã QR và khai báo y tế khi vào siêu thị.
Thực hiện quét mã QR và khai báo y tế khi vào siêu thị.

Công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, chuyển hướng sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Thích ứng, kiểm soát dịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Theo đại diện Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) việc phòng, chống dịch COVID-19 là chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa điều chỉnh. Đứng trước tình hình mới của dịch bệnh cần có ứng biến phù hợp. Bởi vậy, chiến lược phòng, chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP là bảo vệ tối đa sức khoẻ người dân đồng thời phục hồi sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội.

Trường học thực hiện nghiêm 5K, rửa tay bằng nước xà phòng để phòng dịch COVID-19.
Trường học thực hiện nghiêm 5K, rửa tay bằng nước xà phòng để phòng dịch COVID-19.

Những thay đổi chính trong chiến lược là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả.

Cụ thể, thích ứng an toàn là chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng nhưng phải đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. 

Cùng với đó, linh hoạt là trên cơ sở các quy định khung, các địa phương chủ động vận dụng, điều chỉnh linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh để vừa đảm bảo an toàn vừa phát triển sản xuất.

Trường học thực hiện nghiêm 5K, rửa tay bằng nước xà phòng để phòng dịch COVID-19.
Trường học thực hiện nghiêm 5K, rửa tay bằng nước xà phòng để phòng dịch COVID-19.

Đồng thời, việc kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 là chủ động, kịp thời phát sớm để khoanh vùng ổ dịch ở phạm vi nhỏ nhất có thể, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng năng lực thu dung, điều trị để hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong.

Trường hợp nào phải xét nghiệm?

Ngay sau khi Nghị quyết 128/NQ-CP được Chính phủ ban hành, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế, trong đó hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xét nghiệm để thích an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 cũng được Bộ Y tế như:

Không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân trừ trường hợp như: Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch). Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 (chỉ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ).

Đối với những đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; thuộc diện cách ly y tế hoặc theo dõi y tế, đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch).

Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ. Cụ thể, các trường hợp có một trong các triệu chứng như: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, khó thở, mất vị giác và khứu giác,…. Ngoài ra, xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ, cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người (cơ sở khám, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…) hoặc tự xét nghiệm ngẫu nhiên cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở…

Đối với xét nghiệm để xử lý ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm phù hợp tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch.

Việc xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp tầm soát, sàng lọc, định kỳ. Yêu cầu về xét nghiệm tại hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và những người đã tiêm vắc xin COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh. Đồng thời, cũng tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong quyết định xét nghiệm phù hợp để xử lý ổ dịch.

Triển khai Nghị quyết đồng bộ, thống nhất

Nghị quyết 128 đã đưa ra các quy định khung về các biện pháp đáp ứng để vừa phòng, chống dịch vừa khôi phục phát triển kinh tế xã hội và giao các Bộ rà soát ban hành hướng dẫn chung để áp dụng trên toàn quốc. Các địa phương căn cứ vào hướng dẫn chung để triển khai thực hiện thống nhất.

Lực lượng chức năng nhắc nhở cơ sở kinh doanh thực hiện 5K.
Lực lượng chức năng nhắc nhở cơ sở kinh doanh thực hiện 5K.

Việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách, cách ly người về từ các vùng không thể bị cát cứ do quy định khác nhau giữa các địa phương mà phải tuân theo quy định của Nghị quyết 128 và hướng dẫn của các Bộ.

Tuy nhiên, Nghị quyết cũng cho phép các địa phương có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định của Trung ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của người dân.

Đối với trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố và cao hơn các biện pháp quy định tại Nghị quyết  128 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.

Nghị quyết 128 cũng quy định hướng dẫn cụ thể về phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch. Theo đó, phân loại cấp độ dịch theo 4 cấp. Cụ thể, cấp 1: nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam; Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Nghị quyết 128 và hướng dẫn của các Bộ sẽ được thực hiện thống nhất trên toàn quốc để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp. Theo đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh được hoạt động ở tất cả các cấp độ dịch nhưng phải đảm bảo an toàn như phải có kế hoạch, phương án đáp ứng và chịu trách nhiệm triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch trong quá trình hoạt động.

Việc cách ly vùng hay chúng ta hay gọi là phong toả ổ dịch thì chỉ thực hiện trong phạm vi ổ dịch, ở phạm vi hẹp nhất có thể như một xóm hay một tầng chung cư, hạn chế phong tỏa kéo dài trên diện rộng để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, Doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Hướng dẫn của Bộ Y tế đã quy định người lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp được ưu tiên tiêm vắc xin; doanh nghiệp tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao, theo phương pháp gộp mẫu để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, Nghị quyết nêu rõ tạm thời không áp dụng các quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ và các Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 16, Chỉ thị số 19, Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ