Hà Nội:

Học sinh vùng ngập được hỗ trợ tới trường bằng thuyền

GD&TĐ - Hôm nay (11/9), các cơ sở giáo dục ở huyện Thạch Thất (TP. Hà Nội) tổ chức dạy học trực tiếp bình thường theo thời khóa biểu.

Học sinh được hỗ trợ di chuyển bằng thuyền. Ảnh: CTV.
Học sinh được hỗ trợ di chuyển bằng thuyền. Ảnh: CTV.

Trước diễn biến thời tiết phức tạp, mưa lớn kéo dài gây ngập cục bộ, các trường học trên địa bàn huyện cũng linh hoạt hình thức tổ chức dạy học để bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời bảo đảm kế hoạch thời gian năm học.

Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thạch Thất - Đỗ Toàn Thắng cho biết, toàn huyện có 123 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Hôm nay, các cơ sở tổ chức dạy học trực tiếp bình thường theo thời khóa biểu.

Do ảnh hưởng của mưa lớn, trên địa bàn huyện có một số khu vực bị ngập úng, nhưng phụ huynh và học sinh vẫn có nguyện vọng học trực tiếp. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, Phòng GD-ĐT huyện Thạch Thất chỉ đạo các nhà trường kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ học sinh trong trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm học sinh di chuyển đến trường an toàn. Với những đoạn đường bị ngập nhiều, lãnh đạo các xã đã chỉ đạo các lực lượng như dân quân tự vệ, đoàn thanh niên... dùng thuyền hỗ trợ học sinh di chuyển an toàn.

Cũng theo Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thạch Thất - Đỗ Toàn Thắng, hằng ngày, các nhà trường phải rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, chỉ tổ chức giảng dạy trực tiếp khi bảo đảm các điều kiện an toàn cho học sinh. Với các trường nằm ở địa bàn dân cư bị ngập úng hoặc đường dẫn đến trường bị ngập úng, không bảo đảm an toàn, cần xây dựng phương án tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh theo thời khóa biểu. Nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý học tập ở nhà khi con không đến trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Trịnh Thị Huyền trình bày biện pháp giáo dục hiện đại trước Ban giám khảo trong Cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Gen AI - trợ thủ đắc lực trong dạy học Ngữ văn

GD&TĐ - Đưa trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) vào giảng dạy như công cụ hỗ trợ hiệu quả, cô Trịnh Thị Huyền - giáo viên Trường THPT Hữu Nghị (Lê Chân, Hải Phòng) tiên phong đổi mới phương pháp, hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn.

Bức ảnh bà Hiền (hàng đầu thứ 4 từ trái sang) và đoàn công tác chụp chung với Bác Hồ năm 1966.

Một giờ gặp Bác, trọn đời khắc ghi

GD&TĐ - Được gặp Bác chỉ vỏn vẹn một giờ, nhưng với bà Lê Thị Hiền (TP Hà Tĩnh), đó là ký ức không bao giờ phai. Không chỉ vì đó là vinh dự lớn lao, mà bởi từ cuộc gặp ấy, một ngọn lửa trong bà được thắp lên, để rồi suốt cuộc đời bà sống theo ánh sáng ấy.