Học sinh vùng lũ Quảng Trị mặc áo phao, đến trường bằng đò máy

GD&TĐ - Do ngập lụt, học sinh vùng lũ Quảng Trị được phụ huynh chở đến trường bằng đò máy.

Học sinh mặc áo phao, đến trường bằng đò.
Học sinh mặc áo phao, đến trường bằng đò.

Ngày 21/10, thầy giáo Trương Văn Mẫu – Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa (huyện Hải Lăng) cho biết, hiện nhà trường đã tổ chức dạy học bình thường. Học sinh tại các điểm trường trên địa bàn đều trở lại lớp học tập.

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa có 4 điểm trường. Trước đó, do mưa lớn gây ngập lụt nên học sinh phải nghỉ học. Ngay sau khi nước lũ rút, nhà trường đã huy động cán bộ, giáo viên cùng sự hỗ trợ của người dân để khắc phục hậu quả mưa lũ, dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo dạy học theo kế hoạch.

Trước khi lên đò, học sinh được trang bị áo phao để đảm bảo an toàn.

Trước khi lên đò, học sinh được trang bị áo phao để đảm bảo an toàn.

Riêng tại điểm trường vùng Càng (tên gọi của những khu vực được xem là "ốc đảo" nổi lên giữa vùng ngập nước - PV), do ngập lụt nên học sinh mới đến trường hôm qua (20/10). Đây là điểm trường xa nhất, cách trung tâm khoảng 8km.

Điểm trường này có khoảng 70 học sinh, tổ chức thành 5 lớp. Học sinh nơi đây đến từ các địa phương: thôn Diên Trường (cây Da, thị trấn Diên Sanh, Hải Lăng), khu vực Hưng Nhơn và An Thơ (xã Hải Phong), càng Mỹ Chánh (xã Hải Chánh), thôn Hội Điền (xã Hải Phong).

Thầy Trương Văn Mẫu cho hay, trước đây, khu vực này không có trường học nên phải tổ chức dạy cho con em ở nhà văn hóa thôn. Từ năm 2020, địa phương xây một điểm trường nên học sinh có nơi học tập.

Được biết, do nước lũ chưa rút hết nên gần 20 em học sinh ở khu vực Hội Điền (xã Hải Phong) và vùng Mỹ Chánh (xã Hải Chánh) phải đi học bằng đò ngang.

Các em học sinh vùng lũ vượt khó khăn đến trường.

Các em học sinh vùng lũ vượt khó khăn đến trường.

Thầy giáo Nguyễn Văn Huynh - giáo viên dạy lớp 5 ở điểm trường vùng Càng cho biết: Học sinh nơi đây chủ yếu sinh sống ở địa bàn thường xảy ra ngập lụt. Do đó, về mùa mưa lũ, việc đi lại của học sinh rất khó khăn. Khi xảy ra ngập lụt thì phụ huynh đưa học sinh đến trường bằng đò máy. Khi nước rút thì dùng đò chở đến khu vực có trục đường giao thông rồi các em tự đi.

Trên đò có người lớn đi cùng để hỗ trợ các em.

Trên đò có người lớn đi cùng để hỗ trợ các em.

“Hai ngày qua, phụ huynh ở khu vực Hội Điền phải thay phiên nhau dùng đò để hỗ trợ đưa học sinh đến lớp học. Trước khi lên đò, các em học sinh được mặc áo phao, trên đò có từ 2 người lớn để hỗ trợ các em. Nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh nên thời gian học tập của các em học sinh được đảm bảo hơn”, thầy Huynh chia sẻ.

Phụ huynh và giáo viên dọn dẹp vệ sinh trường lớp để dạy học.

Phụ huynh và giáo viên dọn dẹp vệ sinh trường lớp để dạy học.

Khi nước lũ rút, nhà trường huy động giáo viên khắc phục hậu quả mưa lũ để ổn định dạy học.

Khi nước lũ rút, nhà trường huy động giáo viên khắc phục hậu quả mưa lũ để ổn định dạy học.

Theo lãnh đạo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa, những ngày qua, không chỉ hỗ trợ đưa đón các em học sinh đến trường, các phụ huynh còn hỗ trợ giáo viên dọn dẹp khuôn viên, vệ sinh bùn đất còn đọng lại sau lũ ở phòng học, bàn ghế để phục vụ dạy học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.