Học sinh trường làng chế tạo cánh tay robot cho người khuyết tật

GD&TĐ - Với dự án Cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật sử dụng cảm biến EMG, hai học sinh Nguyễn Thanh Bình và Lê Văn Cường đến từ Trường THPT Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đã đạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật năm 2018 khu vực phía Bắc.

Ảnh từ trái sang: Học sinh Lê Văn Cường,thầy giáo Lê Đức Thiện và Nguyễn Thanh Bình
Ảnh từ trái sang: Học sinh Lê Văn Cường,thầy giáo Lê Đức Thiện và Nguyễn Thanh Bình

Chia sẻ về ý tưởng thực hiện dự án, em Nguyễn Thanh Bình cho biết: Hiện nay ở Việt Nam đang có rất nhiều người khuyết tật. Những người khuyết tật thường gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và rất nhiều người tự ti, sống khép kín.

Chính vì thế bọn em đã nuôi ý tưởng tạo ra công cụ hỗ trợ những người khuyết tật để họ thuận lợi hơn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Hiện nay, trên thị trường thế giới không phải không có những sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật. Tuy nhiên, tính theo giá tiền Việt Nam thì những sản phẩm này có giá thành quá cao, nhiều người không đủ điều kiện để mua.

Tổng cộng giá vật liệu để sản xuất cánh tay robot cho người khuyết tật chỉ mất khoảng 8 – 9 triệu đồng/chiếc. Với sản phẩm này, chúng em hi vọng sẽ giúp cho những người khuyết tật chủ động hơn trong cuộc sống.

Sản phẩm này được hoạt động theo nguyên tắc điều khiển cánh tay bằng tín hiệu cơ do chính cánh tay bị mất tạo ra thông qua cảm biến EMG.

Cánh tay robot khi được hoàn thiện

Sản phẩm được giới thiệu tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật năm 2018

Những chi tiết của sản phẩm được hai học sinh chế tạo

Sản phẩm được thử nghiệm thực tế

Qua thử nghiệm thực tế, sử dụng bằng cảm biến MG cộng thêm cảm biến gia tốc có thể đem lại cảm giác thực cho người dùng mà không phụ thuộc bất cứ bộ phận nào khác.

Khi chọn được giải pháp kĩ thuật, hai học sinh này tiếp tục xây dựng sơ đồ hệ thống điện sau đó đến các đoạn má lập trình. Tiếp sau đó thiết kế phần khung tay được dựng thiết kế 3D và gia công bằng máy in 3D.

Sau đó, lắp ráp các bộ phận vào. Trong quá trình in phần khung và thay đổi việc dẫn động, qua 3 phiên bản mới có phiên bản hiện tại dẫn động tốt nhất và cánh tay hoạt động trơn tru nhất. Xét về cơ cấu điều khiển vẫn giữ nguyên theo thuật toán viết ra ban đầu.

Kể về quãng thời gian thực hiện đề tài, em Lê Văn Cường chia sẻ: Do là trường ở vùng quê nên việc để có thể nhận được sự trợ giúp của các giáo sư và chuyên gia là không có.

Rất may, chúng em nhận được sự hỗ trợ của thầy hướng dẫn Lê Đức Thiện và các thầy cô giáo trong trường đã tạo động lực cho chúng em sáng tạo và tiếp tục thực hiện cánh tay robot này.

Có những ngày, hai bạn phải thức đến gần 3 giờ sáng để cố gắng hoàn thiện sản phẩm đúng tiến độ còn tham gia dự thi. Rồi bằng sự cố gắng của hai đứa và sự giúp đỡ của các thầy cô thì mọi khó khăn cũng đã qua đi.

Sản phẩm của hai học sinh đến từ Trường THPT Phù Cừ được ban giám khảo cuộc thi đánh giá rất cao. Và mọi người cũng rất ngạc nhiên khi các em trình bày ý tưởng của mình bằng tiếng Anh rất lưu loát trong Vòng chấm thi chọn đội thi quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.