Học Lịch sử theo phương pháp tư duy: Biết – hiểu – vận dụng

GD&TĐ - Đó là lời khuyên của nhà giáo Lê Thị Thanh Lâm - Trường THPT Mỹ Đức A (Mỹ Đức, Hà Nội).

Học Lịch sử theo phương pháp tư duy: Biết – hiểu – vận dụng

Cô Lâm là giáo viên dạy giỏi môn Lịch sử của nhà trường, thành công lớn nhất của cô là đã giảng dạy, hướng dẫn một học sinh lớp 12 đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi toàn quốc môn Sử năm 2014.

Với kinh nghiệm của mình, cô Lê Thị Thanh Lâm đã chia sẻ một số phương pháp giảng dạy để giúp học sinh yêu thích và học tốt môn học này.

Giáo viên phải là cầu nối…

Theo cô Lâm, trước hết để tạo được hứng thú, sự say mê học môn Lịch sử cho học sinh thì giáo viên chính là cầu nối quan trọng giúp các em đến với môn học này.

Theo đó, giáo viên phải biết lồng ghép các tư liệu khô khan với các câu chuyện lịch sử giúp cho các giờ học trên lớp sôi nổi, không khí học tập thỏa mái hơn, kiến thức đọng lại trong các em lâu hơn.

Đồng thời cụ thể hóa kiến thức một cách dễ hiểu,dễ nhớ nhất, kết hợp với hướng dẫn các cách tự học, biết tự khai thác các tài liệu liên quan.

Kinh nghiệm của cô Lâm là, để giúp các em hứng thú học môn Lịch sử, cô luôn phân tích cho học sinh thấy rằng mình “được học” chứ không phải “bị học” để các em thoải mái về tinh thần, từ đó sẽ say mê học tập.

Cô Lâm luôn được học sinh quý trọng
 Cô Lâm luôn được học sinh quý trọng

Học và dạy theo phương pháp: Biết – hiểu – vận dụng

Dạy các em cách học môn Lịch sử, phải học theo phương pháp tư duy “biết - hiểu - vận dụng”. Không được phép học vẹt học thuộc lòng mà phải hiểu bản chất vấn đề từ đó mới nhớ lâu. Khi học cần phải hệ thống hóa kiến thức từ khái quát đến chi tiết theo sơ đồ tư duy.

Cô Lâm cũng chia sẻ: “Trong quá trình dạy tôi cố gắng sử dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt lồng ghép những câu chuyện lịch sử giúp các em tái hiện bức tranh lịch sử để các em dễ nhớ nhất.

Đặc biệt ở những sự kiện quan trọng như trận đánh Điện Biên Phủ 1954, Điện Biên Phủ trên không 1972, Đại thắng mùa xuân 1975… tôi kể những tấm gương chiến đấu và hy sinh anh dũng để các em thấy được có một đất nước thanh bình như hôm nay chúng ta đã phải đắp đổi bằng xương máu của bao thế hệ, từ đó hình thành cho các em ý thức tránh nhiệm của bản thân đối với tổ quốc.

Cũng có khi sử dụng văn học vào giảng dạy lịch sử làm cho giờ dạy mềm mại hơn”.

Rèn luyện kỹ năng viết bài

Đối với học sinh chuyên ban C và học sinh giỏi yêu cầu các em phải rèn luyện thật nhiều kỹ năng viết tự luận, bởi đây là môn thi viết.

Hơn nữa với các môn xã hội phải thuần thục kỹ năng viết từ dễ đến khó chia thời gian theo thang điểm sao cho phù hợp để học sinh trình bày đủ số câu trong bài thi.

Ngoài ra hướng dẫn các em phương pháp học theo nhóm nhằm khuyến khích, tạo động lực để các em thi đua trong học tập.

Phương pháp giúp các em tự khai thác tài liệu đặc biệt đối với các học sinh giỏi là giới thiệu những tài liệu hay và chuẩn. Bằng cách này giúp các em tích lũy được nhiều kiến thức và làm quen với cách tự học ở bậc cao hơn.

Cuối cùng sau mỗi lần các em học sinh đi thi khi có kết quả cô và trò cùng rút kinh nghiệm để lần sau có kết quả cao hơn.

Để các em đạt kết quả cao trong các kì thi, đặc biệt là đối với kỳ thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng sắp tới, giáo viên phải giúp học sinh ôn toàn bộ chương trình không để học sinh “ học tủ”, học lệch. 

Đồng thời hướng dẫn các em một số kỹ năng làm bài để đạt hiệu quả cao nhất. 

Trước hết, sau mỗi bài giảng, có thể giao bài tập về nhà để các em tập làm quen với cách viết tự luận. 

Sau đó cả cô và trò cũng rút kinh nghiệm để tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất. 

Với cách này, tôi tin các em sẽ đạt điểm số cao trong các kỳ thi quan trọng sắp tới. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ