Học cách học của tiến sĩ với 33 bằng cấp được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới

GD&TĐ - Càng học càng ham! Đó là câu nói của tiến sĩ Hubert PETIT -  giảng viên trường Đại học Strasbourg trong buổi hội thảo “Học cách học” tại Trung tâm văn hoá Pháp. Ông là người giữ 33 bằng đại học được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới và đưa đến những luận điểm về cách học đến với sinh viên Việt nam.

Tiến sĩ Hubert PETIT - trong buổi hội thảo “Học cách học” tại Trung tâm văn hoá Pháp
Tiến sĩ Hubert PETIT - trong buổi hội thảo “Học cách học” tại Trung tâm văn hoá Pháp

Trong buổi hội thảo tiến sĩ Hubert PETIT đưa ra 3 nội dung chính như Càng học càng ham; Học hỏi hàng ngày; Các hướng tư duy.

Với điểm khởi đầu: muốn thực hiện được cần phải là chính mình và lắng nghe người khác

Nỗ lực cá nhân trước tiên là đặt ra các mục tiêu cụ thể, có thể đạt được, kết hợp với ghi nhớ, tái thiết và suy nghĩ. Tiếp theo, cần tìm kiếm thông tin, tìm nguồn, xác định mục tiêu, đặt câu hỏi về xu thế, phân biệt sự cần thiết của các kiến thức phụ. Và quan trọng là tinh thần ham học hỏi trước mọi thử thách trong việc khám phá tri thức vĩ đại của nhân loại, bởi lẽ “kẻ chán chường” dễ có nguy cơ thất vọng cao.

Học cách giao tiếp đó là vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, để hiểu và chấp nhận sự phán xét của người khác; biết tự so sánh vì cạnh tranh cho phép mọi người đặt ra các mục tiêu; hiểu rõ vị trí của bản thân trong một lĩnh vực nào đó.

Buổi hội thảo “Học cách học” của tiến sĩ Hubert PETIT đã thu hút sự quan tâm của rất đông khán giả
 Buổi hội thảo “Học cách học” của tiến sĩ Hubert PETIT đã thu hút sự quan tâm của rất đông khán giả

Và tiếp theo có kỹ năng sống: cần phải thích nghi mà không đánh mất bản thân (tâm hồn).

Điều đầu tiên cần phải đi vào khuôn khổ để hoàn thiện phương pháp học một cách tỉ mỉ, có đầu óc tổng hợp những tri thức đã đạt được. Sau đó cần phát huy trí tưởng tượng để các tri thức thu nhập được có mối liên hệ giữa các lĩnh vực với kỹ năng “bắc cầu”. Cuối cùng quan trọng là bản thân phải  tìm ra “mật mã” hay là “key” phù hợp với chính tâm hồn mình.

Tương đối hoá là thể hiện của sự khiêm tốn bởi vì sự nhún nhường chân thành là một lợi thế. Nếu nhún nhường chứng tỏ ý thức về tính tương đối của tri thức và phải vun đắp tình bạn bởi vì không đánh mất tâm hồn trong quá trình cạnh tranh.

Cuối cùng dù “nhân bất thập toàn” nhưng cần phải hành động mãnh liệt bằng niềm tin. Biết khiêm tốn. Bạn sẽ thành công trong cách học để phát triển toàn diện bản thân.

Và câu nói được tiến sĩ Hubert PETIT nhắc đến nhiều nhất khi nói về kết quả tri thức ông có là: “Tôi biết rằng mình không biết gì cả!”

Tiến sĩ Hubert PETIT là giảng viên trường Đại học Strasbourg và nhiều trường đại học khác trên thế giới. Ông là đại sứ của Cộng đồng Pháp ngữ. Ông đã từng làm việc trong cơ quan ngoại giao của Pháp và Liên minh châu Âu, tại Trung Đông, Balkans, châu Á, châu Phi, Hội đồng châu Âu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và UNESCO. Ông cũng từng giữ các vị trí trong Bộ Y tế Pháp, với cương vị bác sĩ ở Tây Nam nước Pháp.

Ông được trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp, bác sĩ danh dự của Đại học Tirana. Trong số các bài giảng của ông, có thể kể đến Các vấn đề Châu Âu tại Albania (chương trình thạc sĩ), Nghiên cứu về châu Á hiện đại tại Đại học New York, Ngoại giao châu Âu tại Đại học Cairo, tại học viện ngoại giao của Kazakhstan và của Cộng hòa Dân chủ Congo.

Ông là công dân Pháp, người giữ ba mươi ba bằng đại học và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới là người có nhiều bằng đại học nhất, bao gồm y tế, luật, kinh tế, khoa học chính trị, quan hệ quốc tế, toán học, văn học, ngoại giao, dịch tễ học, xã hội học, dân tộc học, ngôn ngữ và văn minh Phương Đông, v.v. Ông là cựu sinh viên và giảng viên tại Trường Hành chính Quốc gia Pháp (ENA).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ