Họa sĩ Việt làm mới sơn mài

GD&TĐ - Vẫn dùng chất liệu sơn mài truyền thống, nhưng họa sĩ đã làm mới - đưa tinh thần và tư duy tạo hình hiện đại để tạo ra một 'truyền thống mở'.

Không chỉ mang tinh thần đương đại trong tạo hình, màu xanh cổ vịt còn là nét riêng của Trần Quốc Long.
Không chỉ mang tinh thần đương đại trong tạo hình, màu xanh cổ vịt còn là nét riêng của Trần Quốc Long.

Triển lãm mỹ thuật sơn mài “Như mây liêu xiêu” của họa sĩ Trần Quốc Long, với 21 tác phẩm tràn ngập sắc mây, sẽ diễn ra tại TPHCM vào ngày 16/12. Triển lãm được kỳ vọng với những sáng tạo về sơn mài truyền thống - khi họa sĩ khai thác tính mới mẻ để đi sâu vào tinh thần đương đại.

Xem người lại nghĩ đến ta

Sơn mài được xem là “quốc họa” - một trong những chất liệu đặc biệt của hội họa Việt Nam. Tuy nhiên, tinh thần nguyên bản của sơn mài truyền thống không được bảo lưu, cùng vòng xoáy kinh tế thị trường khiến nhiều nghệ nhân bỏ nghề hoặc làm không đến nơi đến chốn. Điều đó đã khiến “quốc họa Việt” lép vế trước các nước có cùng bản sắc sáng tạo.

Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ: “Gần 90% họa sĩ Việt thành danh là từ sơn dầu, phần còn lại là các chất liệu khác trong đó bao gồm sơn mài. Ai chọn sơn mài là cả sự đam mê và can đảm”. Bởi vậy, ngay cả quốc gia từng tự hào về việc sớm đưa sơn mài vào hội họa để dạy từ những năm 1930 thì sơn mài vẫn đang thất sủng.

Không chỉ rất ít họa sĩ chọn sơn mài, mà còn cực hiếm họa sĩ đi đường dài với chất liệu này. Bởi, sơn mài không chỉ kỳ công trong sáng tác, nhiều công đoạn lớp lang, vẽ rồi mài, thiếu tự do và quá trình hoàn thiện khá lâu, thậm chí còn nhiều rủi ro.

Một số trường hợp khác cũng chọn sơn mài, nhưng không dùng sơn ta mà lại sử dụng sơn Nhật để tranh nhanh khô, dễ bán dễ kiếm tiền. Màu sơn công nghiệp của Nhật khá rẻ nên giá tranh rẻ nhưng màu không sâu, sang bền màu như sơn ta.

Họa sĩ Trần Quốc Long.

Họa sĩ Trần Quốc Long.

Thế nhưng, một cái bát người Nhật làm bán 40.000 - 100.000 USD. Một bức tranh sơn mài của họa sĩ Việt, giá trung bình chỉ 5.000 - 10.000 USD. Trong khi đó, cây sơn ta giá 1,2 triệu đồng, cây sơn của Nhật chỉ khoảng 40.000 đồng. Sơn mài hiện nay khan hiếm, muốn mua phải tìm đúng nhà, đúng người. Thậm chí xuống tận làng nghề, nếu không biết vẫn mua phải hàng giả.

Xem người lại nghĩ đến ta, và bởi từ một số lý do nên họa sĩ Trần Quốc Long nhận định sơn mài Việt đang có rất nhiều vấn đề, tính nghệ thuật hạn chế. Mấy năm qua, anh đi sâu hơn vào nghệ thuật sơn mài và nhận ra bản thân sơn mài đầy ngôn ngữ tạo hình chứ không chỉ quanh quẩn vẽ đi vẽ lại mấy con cá, mấy cành tre, khóm trúc… để khách du lịch mua làm quà lưu niệm.

Tạo hình hội họa của Trần Quốc Long khiến người xem phải xóa sạch định nghĩa trong tâm trí về sơn mài truyền thống. Các tác phẩm mang hơi thở của biển, phóng khoáng, hoang dã, thô mộc, dữ dội nhưng cũng đặc biệt lắng sâu một cách bí ẩn bên cạnh tinh thần đương đại.

Đương đại song hành truyền thống

Họa sĩ Trần Quốc Long sinh năm 1981 tại Thanh Hóa. Triển lãm cá nhân đầu tiên anh thực hiện vào năm 2014 mang tên “3.600 ngày” - khi đang là sinh viên năm cuối Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Năm 2018, anh lại có triển lãm solo sơn mài “Hoa về trong đêm”. Đến tháng 8/2022, anh lại tham gia triển lãm nhóm GN181 “Gặp gỡ Đà Lạt”.

Thời gian làm việc tại Hà Nội, Trần Quốc Long đã có cơ hội tiếp xúc với sơn mài khá sớm qua dấu tích đình chùa. Lần mò, anh biết thêm về chất liệu truyền thống này và giá trị văn hóa: “Khi nắm bắt được kỹ thuật cơ bản, được trải nghiệm thực tế sự sung sướng trong tôi bùng lên tình yêu với sơn mài. Khi sáng tác, tôi tập trung mà lòng thanh thản như đang ngồi thiền. Sơn mài phù hợp với tính cách từ tốn, nhẹ nhàng như từng lớp sơn được tạo tác một cách tỉ mẩn, kiên nhẫn”.

Nếu như tranh mỹ nghệ được mài rất bóng, chạm khắc tỉ mỉ, sắp xếp ngay ngắn ít tạo cảm xúc, thì hội họa sơn mài truyền thống có bề mặt không quá phẳng, độ bóng vừa phải, nhấn mạnh ở chất liệu sơn mài và phong cách tự do của người vẽ. Các hình tượng thường mang tính tượng trưng, gợi ý chứ không chú trọng “chạm trổ” từng chi tiết như mỹ nghệ. Sơn mài mỹ thuật bay bổng hơn nên tạo nhiều cảm xúc cho người thưởng lãm.

“Tôi vẫn vẽ theo cách truyền thống tranh sơn mài Việt và dùng 100% sơn ta trong các lớp vẽ. Nhưng với dung môi là sơn ta, tôi có cách pha trộn riêng để tạo ra các sắc màu mang cá tính. Chẳng hạn như màu xanh cổ vịt là nét riêng của tôi và có tính liên kết để nhận diện phong cách trong loạt tranh 32 bức “Hoa về trong đêm””, họa sĩ Trần Quốc Long cho biết.

Hình tượng người phụ nữ trong tranh sơn mài của Trần Quốc Long.

Hình tượng người phụ nữ trong tranh sơn mài của Trần Quốc Long.

Là người làm mới sơn mài, Trần Quốc Long nhận định phải thay đổi, cập nhật xu hướng mới tồn tại được: “Chất liệu truyền thống mà các cụ để lại nên được bảo tồn, nhưng tạo hình trong tranh phải mang yếu tố cá nhân, thời đại của mình”.

Anh cho biết, nghề sơn mài đi liền với nhiều ngành nghề truyền thống khác, như làng nghề sơn mài Đình Bảng thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng nghề Kiêu Kỵ, lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc của làng Phù Khê, lấy sơn thô của Phú Thọ… Bởi vậy, nếu phát triển được tranh sơn mài, quảng bá được ra bên ngoài, có nghĩa bảo tồn được các nghề truyền thống khác của Việt Nam.

Ở triển lãm cá nhân lần này, Trần Quốc Long mang đến 21 tác phẩm sơn mài tràn ngập sắc mây. Anh theo đuổi phong cách biểu hiện, nên tranh chỉ gợi hình chứ không tả kỹ. Những người phụ nữ với nhiều dáng vẻ, đặc biệt bàn tay biểu cảm với ngón dài miên man - gợi thông điệp tất cả đều như mây trời, đẹp đó rồi phai nhanh như phù du kiếp người.

“Xem tranh của Trần Quốc Long thì thấy rõ kỹ thuật và chất liệu hoàn toàn truyền thống nhưng tư duy hội họa lại rất hiện đại. Con thuyền truyền thống chở hội họa của Long đến hiện đại. Vẫn là then, son, cánh gián, vàng bạc ấy nhưng nó đã mang một khuôn mặt khác”. Họa sĩ Lê Thiết Cương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hàn Quốc trình làng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-5 trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Lực lượng vũ trang hôm 1 tháng 10 năm 2024.

Đồng minh Mỹ muốn có vũ khí hủy diệt

GD&TĐ - Hàn Quốc đang lên kế hoạch tự phát triển vũ khí hạt nhân. Bằng cách này họ muốn đảm bảo an ninh và ít phụ thuộc hơn vào Mỹ, theo Sputnik.

Cực khoái có thể mang lại lợi ích cho làn da do phản ứng nội tiết tố và sinh lý mà chúng kích hoạt. (Ảnh: ITN)

Làn da rạng rỡ nhờ... 'lên đỉnh'

GD&TĐ - Đạt cực khoái mang lại cảm giác dễ chịu và có lợi cho làn da của bạn. Dưới đây là một số lợi ích của cực khoái đối với làn da.

Paul Pogba sẽ tái xuất sân cỏ vào đầu năm 2025.

Paul Pogba muốn giải nghệ

GD&TĐ - Trong suốt thời gian gần 1 năm phải rời xa sân đấu, Pogba cảm thấy vô cùng tồi tệ và không ít lần muốn giải nghệ.