Hoa hậu Thùy Tiên, MC Khánh Vy chạy bàn, rửa chén ở chợ đêm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và MC Khánh Vy khiến người hâm mộ cười ngất khi tham gia làm phục vụ quán ăn tại chợ đêm.

'Khổ qua cà ớt' là một món ăn mang nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Hoa. Ở “Đu Đêm” tập 4, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và MC Khánh Vy không chỉ lần đầu được ăn thử, mà còn được “lăn vào bếp”, trở thành một người bán hàng “tập sự”, lao động mưu sinh thực thụ.

Ở một góc chợ Phùng Hưng (Quận 5) về đêm nhộn nhịp, quán “Khổ qua cà chớn” của anh An sáng đèn thu hút, tấp nập khách ra vô. Đây cũng sẽ nơi để Thùy Tiên và Khánh Vy “khởi nghiệp”.

Trong phỏng vấn mở màn, Khánh Vy còn hài hước tiết lộ mức catse “khủng” khi nhận lời xuất hiện ở “Đu Đêm”. Nữ MC cho biết: “Chị Thùy Tiên hứa mua cho Khánh Vy một chiếc ô tô làm của hồi môn khi lấy chồng nếu tham gia làm khách mời”.

Thùy Tiên và Khánh Vy có mối quan hệ tốt trong showbiz nên khá thoải mái đùa vui hay tương tác với nhau. Lần này cùng đồng hành trải nghiệm “Đu Đêm” cũng khá hứa hẹn mang tới nhiều màn “tấu hài” khó đỡ cho người xem.

Thùy Tiên đưa Khánh Vy làm phục vụ quán ăn tại chợ.

Thùy Tiên đưa Khánh Vy làm phục vụ quán ăn tại chợ.

Khi GenZ đi làm mà bất đồng ngôn ngữ

Không biết làm việc có năng suất không nhưng có vẻ màn khởi động khá nhiều bất ổn. Quán “Khổ qua cà chớn” nằm trong khu người Hoa, mọi người giao tiếp phần nhiều bằng tiếng Quảng Đông. Đó là lý do Thùy Tiên và Khánh Vy vừa đặt chân tới quán thôi đã muôn vàn hoang mang.

Khánh Vy hài hước cho biết: “Với tất cả sự tự tin về kiến thức em học tiếng Trung trong 3 năm, tiếp xúc với tiếng Trung 10 năm thì mình hiểu được 0% những gì anh An và mọi người nói với nhau”.

Dưới sự hỗ trợ của anh An, Thùy Tiên và Khánh Vy háo hức bắt tay học việc. Tuy nhiên, vì ở chợ khá đông đúc, tấp nập khách ra vào liên tục nên thời gian để làm quen không có nhiều. Hai “tập sự” gần như phải nhảy vào làm luôn chân luôn tay trong sự túng túng, cuống quýt.

Khối lượng công việc nhiều, một lúc phải xử lý khá nhiều thông tin, lại còn tiếp muôn kiểu thực khách từ khó tính tới dễ tính, từ gọi món đơn giản đến món phức tạp.

Vừa đảm nhận bưng bê phục vụ, nhận gọi món, đứng bếp chuẩn bị đồ ăn, dọn dẹp, Thùy Tiên và Khánh Vy còn tranh thủ học thêm cả tiếng Quảng Đông từ anh An để giao tiếp với khách.

Cả hai rất cố gắng chăm chỉ làm việc hết năng suất, luôn giữ nụ cười trên môi, tương tác tấu hài, tạo không khí đầy tiếng cười.

“Thùy Tiên và Khánh Vy thực sự rất vui khi hôm nay được trải nghiệm làm việc trong một môi trường rất khác, còn được học thêm ngôn ngữ, được thấy văn hóa giao tiếp giữa mọi người rất dễ thương.

Và một điều ở anh An rất đáng để tụi mình học hỏi đó là luôn nhìn thấy sự tích cực, vui vẻ ở công việc đang làm. Làm trong ngành F&B rất cực, nhưng lúc nào ở cạnh anh An cũng thấy nguồn năng lượng tích cực, năng động”, Thùy Tiên đúc kết.

Thùy Tiên, Khánh Vy tất bật chạy bàn, rửa chén tại chợ.

Thùy Tiên, Khánh Vy tất bật chạy bàn, rửa chén tại chợ.

Anh chủ bất đắc dĩ và câu chuyện đam mê

Hơn cả một trải nghiệm làm nghề, một trong những điều mà Thùy Tiên và Khánh Vy cảm thấy ý nghĩa trong hành trình của tập 4 đó chính là câu chuyện truyền cảm hứng của anh An.

Quán khổ qua cà ớt của gia đình anh An đã có mặt ở chợ Phùng Hưng gần 30 năm. Theo anh chia sẻ, từ năm 13 tuổi anh đã phụ mẹ đứng bán vì lời “dụ dỗ” của mẹ rằng sẽ mua cho mình chiếc xe đạp nhân dịp Trung Thu.

Ngày trước, anh An không thích làm công việc này và mơ ước tương lai sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch để được đi đó đây. Nhưng v kế sinh nhai, anh gác lại ước mơ đó và từ khi nào yêu mến cái nghiệp này không hay.

Quả thật như Khánh Vy chia sẻ: “Không nhất thiết mình phải theo đuổi đam mê mà mình theo đuổi cái sự cần cù kiên định và đam mê sẽ tới với mình".

Khi đã quyết định gắn bó với nghề buôn bán, anh An rất quý trọng, tâm huyết và nghiêm túc. Anh An quyết định đặt cho quán cái tên dí dỏm là “Khổ qua cà chớn” để vừa phân biệt với các quán còn lại, vừa tạo ấn tượng cho khách.

Những lần đi chơi nước ngoài, anh khám phá văn hóa, ẩm thực ở đó để về tìm cách sáng tạo món mới cho tiệm. Anh chăm chút trong cả cách phục vụ “vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi” nên khách đến với “Khổ qua cà chớn” đa số đều thích anh chủ tiệm niềm nở, hiếu khách và dễ thương rồi thành khách quen.

Khánh Vy chia sẻ cuối hành trình: “Có 2 điều mình rút ra được từ câu chuyện của anh An. Một là dám thử, dám làm thì mới biết cái gì phù hợp với mình. Hai là đam mê có thể xuất phát từ một thành tựu nho nhỏ nào đó trong quá trình cố gắng bền bỉ làm một việc gì đấy.

Một điều mình học được từ anh An nữa là anh rất kiên nhẫn, bình tĩnh-một đức tính rất quan trọng trong mọi khía cạnh cuộc sống.”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.