Hiệu trưởng trường chuẩn quốc gia đề xuất 6 giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

GD&TĐ -Thầy Trịnh Việt Phương - Hiệu trưởng Trường THPT Phương Xá (Phú Thọ) - một trong những trường chuẩn quốc gia - đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm bộ môn mình giảng dạy. Ảnh minh họa/Trung Toàn
Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm bộ môn mình giảng dạy. Ảnh minh họa/Trung Toàn

Thứ nhất: Nâng cao tư tưởng nhận thức cho đội ngũ. Từ đó tạo sự đồng tình, thống nhất, quyết tâm của toàn trường trong thực hiện nhiệm vụ. Tạo sự đoàn kết trong nội bộ của cơ quan, trong Chi ủy, trong Ban giám hiệu, các tổ chức trong nhà trường. Xây dựng nhà trường thành ngôi nhà lớn để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ hai: Kiểm soát tốt chất lượng. Đánh giá phân loại học sinh đúng chính xác để học sinh không ngộ nhận, từ đó các em cố gắng vươn lên.

Coi trọng đánh giá khách quan (kết quả các kỳ thi, các cuộc thi, kết quả kiểm tra đánh giá theo đề của phòng, của sở GD&ĐT) qua đó phân tích chất lượng từng bộ môn, từng giáo viên.

Thứ ba: Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho mỗi cá nhân theo nhiệm vụ được phân công. Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm bộ môn mình giảng dạy.

Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về chất lượng lớp mình chủ nhiệm; Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về chất lượng của các môn học thuộc tổ mình quản lý. Lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá năng lực của đội ngũ.

Thầy Trịnh Việt Phương
Thầy Trịnh Việt Phương 

Thứ tư: Quan tâm, chú trọng việc bồi dưỡng đội ngũ. Đánh giá phân loại đúng năng lực giáo viên để giáo viên tự cố gắng vươn lên. Đánh giá cao việc tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân giáo viên.

Quan tâm bồi dưỡng hướng dẫn tại chỗ. Cụ thể: Tăng cường hoạt động dự giờ không báo trước để giáo viên xây dựng cho giáo viên ý thức luôn chuẩn bị chu đáo cho bài dạy. Dự giờ không nhất thiết phải dự hết cả tiết, có thể chỉ dự một phần hoặc một hoạt động của tiết học.

Dự giờ có lúc trong vai học sinh để tìm hiểu chia sẻ những khó khăn vướng mắc từ phía học sinh đối với giáo viên, để có những biện pháp hỗ trợ giáo viên trong việc tháo gỡ, khắc phục; dự giờ trong vai học sinh để đặt ra các tình huống cho giáo viên xử lý, giải quyết; có lúc dự giờ trong vai trợ giảng để cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tại chỗ ngay trong giờ học.

Mạnh dạn tham gia các cuộc thi do ngành phát động tổ chức, qua đó mới biết mình đang ở đâu so với đồng nghiệp, trường mình đang ở đâu so với trường bạn, mình còn đang thiếu hụt điều gì.

Qua việc bồi dưỡng cho học sinh, giáo viên cũng được bồi dưỡng. Giao cho giáo viên có năng lực còn hạn chế thực hiện các tiết chuyên đề cấp tổ cấp trường để giáo viên phải nỗ lực, cố gắng. Và đó cũng là những trải nghiệm để giáo viên được rèn luyện và có thêm nhiều bài học bổ ích cho bản thân.

Thứ năm: Sử dụng biện pháp nêu gương, hỗ trợ.

Thứ sáu: Động viên khen thưởng kịp thời. Đánh giá, thưởng phạt phải công bằng khách quan. Từ đó mới tạo được niềm tin, sự cạnh tranh thi đua lành mạnh trong đội ngũ. Qua đó giáo viên cố gắng nỗ lực vươn lên để khẳng định mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.