Hết nỗi lo ô nhiễm nước thải vệ sinh vùng sông nước

Một nhóm sinh viên năm cuối trường ĐH kiến trúc TP.HCM đã sáng chế hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt của người dân vùng ĐBSCL góp phần bảo vệ môi trường ở vùng sông nước này.

Trưởng nhóm nghiên cứu Hồ Văn Dũng (thứ 2 từ trái sang) cùng cô giáo hướng dẫn và các thành viên trong nhóm.
Trưởng nhóm nghiên cứu Hồ Văn Dũng (thứ 2 từ trái sang) cùng cô giáo hướng dẫn và các thành viên trong nhóm.

Đề tài này đã xuất sắc đạt giải khuyến khích cuộc thi Holcim Prize do công ty xi măng Hoclim Việt Nam tổ chức năm 2015.

Phương pháp hiện nay của người dân, là sử dụng bể xây bằng gạch với chi phí cao và thực hiện phức tạp. Do vậy, việc sử dụng thùng nhựa sẽ giải quyết được những vấn đề trên.

Vật liệu thùng nhựa là loại thùng để chứa hóa chất hiện đang có rất nhiều ở vùng ĐBSCL. Nó có thể mang lại hiệu quả xử lý chất thải cao, ứng dụng linh hoạt vào điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt của người dân vùng sông nước. 

Hướng đến hạn chế chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt của con người, bảo vệ môi trường tự nhiên và cải thiện chất lượng sống của bà con nhân dân.

“Tại nhiều vùng sông nước của ĐBSCL, người dân vẫn duy trì lối sống ven kênh rạch. Cụ thể, người dân xây dựng nhà ven sông và sinh sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. 

Việc xây dựng các công trình vệ sinh sơ sài khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Nhiều người lại sử dụng chính nguồn nước đó để bón rau, ăn uống nên dễ xảy ra dịch bệnh nguy hiểm”- Hồ Văn Dũng, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Chính vì thế, mô hình bể lọc chất thải rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, loại hình cư trú của người dân vùng sông nước. Hệ thống lại dễ lắp đặt, sửa chữa và quan trọng hơn hết là giá thành rẻ mà hiệu quả cao.

Hệ thống bể tự hoại sử dụng 4 module gồm 1 bể chứa, 2 bể lắng và 1 bể lọc được kết nối với nhau bằng ống nhựa PVC. Các thùng nhựa có dung tích 220L. Phía dưới vị trí các thùng chứa được thiết kế các đai giằng bằng thép hoặc nhựa. 

Ngoài ra, các thùng này đều có các bệ đỡ bằng bê tông hoặc composite. Đối với các nhà ở ven sông hệ thống các module thùng nhựa này nằm cùng với hệ thống cột chống của căn nhà và được neo giữ cố định.

Nước thải từ nhà vệ sinh thải vào lắng cặn phần cặn, đồng thời xảy ra phản ứng của vi khuẩn kị khí. Phần nước tiếp tục đi qua 2 ngăn lắng này do đã được xử lý ở ngăn nước nên trong nước lượng cặn đã được giảm đáng kể. Nước thải vào ngăn xử lý sinh học tiếp xúc qua cá dòng chảy ngang sau đó ra ngoài. 

Tại ngăn xử lý sinh học có chứa nhiều gáo dừa nhằm xử lý những chất cặn bã sau khi đi ra ngoài sẽ không còn cặn. Khí sinh ra trong quá tình phân hủy được thoát qua ống thông hơi. Nước thải sau đó được dẫn theo ống nước ra khu vực ao hồ của gia đình và thẩm thấu vào lòng đất.

 Nếu không có ao, hồ thì nguồn nước sau khi xử lý có thể đạt tiêu chuẩn nước sông bình thường nên có thể thải ra ngoài hệ thống sông ngòi. Ngoài ra, nước thải sau khi xử lý cũng có thể đưa ống nước trực tiếp xuống đất, tạo phân bón cho vườn cây.

Các module bằng vật liệu thùng nhựa được thiết kế các van khóa nước phục vụ cho quá trình bảo trì. Sau 5 năm sử dụng khu vực bể lọc sẽ phải thay thế bằng một thùng khác nên người sử dụng có thể tận dụng mùn từ gáo dừa phân hủy sẽ hỗ trợ làm phân bón. Với các van khóa kết hợp giữa các module thùng nhựa nên rất tiện lợi trong việc tháo lắp mà không làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống.

Một ưu điểm nữa nếu hệ thống bể tự hoại bằng vật liệu nhựa được thiết kế cho các bè trên sông, các thùng này còn có tác dụng giữ cho bè nổi trên mặt nước như một hệ khung đỡ cho ngôi nhà.

“Nhóm mong muốn có cơ quan nào đó hỗ trợ để làm mô hình thực tế để thực nghiệm công trình này, từ có có các biện pháp cải tiến để công trình này ngày càng hoàn thiện hơn nữa”, Nguyễn Công Minh, thành viên nhóm nghiên cứu nói.

Theo khampha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ