Hệ thống phòng không IRIS-T bị Iskander-M phá hủy

GD&TĐ - Quân đội Nga mới đây đã nhắm mục tiêu thành công vào một hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T khác do Đức sản xuất cấp cho lực lượng Kiev.

Ukraine cạn kiệt hệ thống phòng không do Nga liên tục phá hủy chúng
Ukraine cạn kiệt hệ thống phòng không do Nga liên tục phá hủy chúng

Hệ thống phòng không IRIS-T SLM bị Iskander-M phá hủy

Hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất được cấp cho Ukraine, được triển khai gần khu định cư Novomykhailivka ở Krivoy Rog, đã bị trúng một vật được cho là tên lửa đạn đạo của Nga, rất có thể là Iskander-M, nhiều phương tiện truyền thông nhận định.

Vụ tấn công này diễn ra vào ngày 23/6/2024, xác nhận việc phá hủy một bệ phóng và một phương tiện không xác định khác của hệ thống.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Đức đã hứa sẽ cung cấp cho lực lượng Kiev 12 hệ thống IRIS-T SLM và 12 hệ thống IRIS-T SLS.

Không phải tất cả các hệ thống mà Berlin hứa hẹn đều đã được cung cấp cho Kiev, và hầu hết những hệ thống đến Ukraine đều đã bị quân đội Nga phá hủy hoặc làm hư hại.

Quân đội Nga đã tăng cường trấn áp các hoạt động phòng không của đối phương (SEAD) trong năm nay. Do các hoạt động SEAD này, lực lượng Kiev đã mất hàng chục radar và hệ thống phòng không, bao gồm cả những hệ thống do phương Tây sản xuất.

Tính đến thời điểm hiện tại, quân đội Nga đã phá hủy ít nhất 4 hệ thống phòng không IRIS-T mà Đức đã cấp cho Ukraine.

Ukraine đã liên tục cầu xin những người ủng hộ mình cung cấp các hệ thống thay thế. Mỹ, Đức và các bên ủng hộ khác đã hứa sẽ cung cấp thêm các hệ thống phòng không. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự nhận định, điều này rất khó để có thể thay đổi được tình hình hiện tại vì quân đội Nga vẫn duy trì sức mạnh không quân vượt trội hơn hẳn.

Biết gì về hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T do công ty quốc phòng Diehl Defense của Đức sản xuất.

Một tổ hợp IRIS-T bao gồm trung tâm điều khiển, radar và hệ thống phóng tên lửa, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái.

Đạn tên lửa IRIS-T có trọng lượng 87,4kg, chiều dài 2,93m, đường kính thân 127mm, sải cánh 447mm và được lắp đầu nổ phá mảnh uy lực cao.

IRIS-T cho phép bắn trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách 40km, và độ cao tối đa 20km.

Tên lửa được trang bị thiết bị tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại với độ chính xác cao, và có khả năng chống lại các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương.

Động cơ nhiên liệu rắn điều khiển vector đẩy giúp nó có khả năng tấn công các mục tiêu cơ động cao.

Vũ khí chính để phát hiện các vật thể trên không là radar CEAFAR GBMMR với lưới ăng-ten hoạt động theo pha.

Mời xem GỢI Ý ĐÁP ÁN các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 TẠI ĐÂY

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra từ sáng 27/6.

Lịch thi cụ thể:

Sáng 27/6 thi Ngữ Văn; Chiều thi Toán.

Sáng 28/6 thi tổ hợp KHTN (Lý-Hóa-Sinh)/KHXH (Sử-Địa-Giáo dục công dân); Chiều thi Ngoại ngữ.

Ngay khi kết thúc mỗi môn thi, mời quý độc giả xem Gợi ý lời giải, Gợi ý đáp án trên Báo Giáo dục và Thời đại (giaoducthoidai.vn) >>>TẠI ĐÂY

Theo South Front

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ