Âm mưu đảo chính ở Bolivia

GD&TĐ - Cựu Tổng thống Bolivia, Evo Morales, mới đây đã đứng lên kêu gọi quần chúng nổi dậy để bảo vệ nền dân chủ.

Quân đội được triển khai bên ngoài Cung điện Quemado tại Plaza Murillo ở La Paz, ngày 26/6/2024
Quân đội được triển khai bên ngoài Cung điện Quemado tại Plaza Murillo ở La Paz, ngày 26/6/2024

Hôm 26/6/2024, cảnh sát quân sự và xe bọc thép đã bao vây tòa nhà chính phủ ở trung tâm La Paz, được cho là nhằm tìm cách lật đổ chính phủ của Tổng thống Bolivia, Luis Arce.

Tổng thống Arce đã phát biểu trước toàn quốc, gọi những gì đang xảy ra ở La Paz là một âm mưu đảo chính.

Cựu Tổng thống Evo Morales, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2019, đã đổ lỗi cho tướng Juan Jose Zuniga về âm mưu đảo chính, và kêu gọi cuộc nổi dậy để bảo vệ chính phủ.

“Chúng tôi kêu gọi Huy động toàn quốc để bảo vệ nền dân chủ”, ông Morales nói trên mạng xã hội, đồng thời kêu gọi “một cuộc nổi dậy vô thời hạn và phong tỏa các con đường”.

Bài đăng gần đây nhất trên tài khoản X (trước đây là Twitter) của Tổng thống Arce đã tố cáo “việc huy động bất thường một số đơn vị của Quân đội Bolivia”, và nói rằng, “nền dân chủ phải được tôn trọng”.

Hình ảnh từ Plaza Murillo ở La Paz cho thấy các hàng người có vũ trang mặc đồng phục vây quanh cung điện chính phủ và sử dụng xe bọc thép để phá cửa.

Một số binh sĩ mang theo khiên chống bạo động có nhãn “Cảnh sát quân sự”.

Tổng thống Honduras, Xiomara Castro, đã kêu gọi Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) lên án chủ nghĩa phát xít đang tấn công nền dân chủ ở Bolivia”, và yêu cầu tôn trọng đầy đủ các quy định dân sự và hiến pháp.

“Quân đội một lần nữa thực hiện một cuộc đảo chính tội phạm. Chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ vô điều kiện đối với người dân anh em Bolivia, với Tổng thống Arce và cựu Tổng thống Morales”, nhà lãnh đạo Honduras viết.

Vào năm 2019, phe đối lập Bolivia đã phát động các cuộc biểu tình rầm rộ cho rằng, việc ông Morales tái đắc cử là gian lận. Ông xin tị nạn ở Mexico khi cảnh sát và quân đội đứng về phía những người chỉ trích ông và bổ nhiệm nhà lập pháp Jeanine Anez làm “tổng thống lâm thời”.

Cựu Tổng thống Morales nói với RT vào thời điểm đó rằng, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) do Mỹ hậu thuẫn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc lật đổ ông, và cho rằng, hành động này được thúc đẩy bởi lòng tham đối với trữ lượng lithium khổng lồ của Bolivia.

Phong trào Chủ nghĩa xã hội của ông trở lại nắm quyền vào năm 2020, với việc ông Arce đắc cử, đồng thời buộc tội bà Anez về tội “diệt chủng” và các tội ác khác.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...