Hệ thống giám sát không gian đầu tiên ở Bắc Cực

GD&TĐ - Tập đoàn vũ trụ nhà nước Nga Roscosmos tuyên bố tạo ra hệ thống không gian để giám sát khu vực Bắc Cực thông qua tàu vũ trụ Arktika-M số 2.

Nga tạo hệ thống quan sát khí tượng Bắc Cực đầu tiên trên thế giới.
Nga tạo hệ thống quan sát khí tượng Bắc Cực đầu tiên trên thế giới.

Trong một thành tựu công nghệ mang tính đột phá, Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.

Tuyên bố mới nhất từ Tập đoàn vũ trụ nhà nước Nga Roscosmos cho hay, Nga đã tạo ra “hệ thống không gian khí tượng thủy văn đầu tiên trên thế giới, cung cấp khả năng giám sát liên tục khu vực Bắc Cực của Trái Đất và các vùng lãnh thổ lân cận”.

Hệ thống này được sử dụng thông qua 2 vệ tinh Arktika-M số 2, cùng với Arktika-M số 1. Hệ thống sẽ cung cấp khả năng giám sát suốt ngày đêm về bề mặt Trái Đất và lớp mây che phủ ở khu vực Bắc Cực và các vùng lãnh thổ lân cận, cũng như trao đổi thông tin khí tượng liên tục và đáng tin cậy.

Ngoài ra, thiết bị của họ còn được sử dụng để xác định vị trí của tàu, máy bay và các vật thể di động khác gặp nạn như một phần của hệ thống tìm kiếm và cứu hộ vệ tinh quốc tế "COSPAS-SARSAT".

"Vào ngày 27 tháng 4 năm 2024, ủy ban nhà nước về các chuyến bay thử nghiệm của các tổ hợp không gian vì mục đích kinh tế - xã hội, khoa học và thương mại đã xem xét kết quả các chuyến bay thử nghiệm của hệ thống không gian khí tượng thủy văn hình elip cao Arktika-M với tàu vũ trụ (SC) Arktika- M số 2. Dựa trên kết quả đánh giá, ủy ban đã quyết định hoàn thành các cuộc thử nghiệm với việc đưa tàu vũ trụ Arktika-M số 2 vào hoạt động” - thông báo từ Roscosmos cho biết.

Vệ tinh đầu tiên Arktika-M được phóng lên quỹ đạo vào tháng 2 năm 2021 và vệ tinh thứ hai vào tháng 12 năm 2023.

Vào cuối năm 2023, theo thông tin từ hãng tin TASS, vệ tinh Arktika-M thứ hai của Nga đã được phóng lên quỹ đạo chỉ định thành công từ Sân bay vũ trụ Baikonur bằng tên lửa Soyuz-2.1b, được trang bị hệ thống đẩy Fregat.

Tên lửa Soyuz-2.1b mang theo vệ tinh Arktika-M thứ hai được phóng vào lúc 12h18 trưa ngày 16/12/2023 theo giờ Moscow. Khoảng 9 phút sau khi phóng, hệ thống đẩy Fregat tại tầng trên đã tách ra cùng với vệ tinh khỏi tầng thứ ba của tên lửa.

Vệ tinh khí tượng là một loại công cụ nhân tạo được sử dụng chủ yếu để quan sát thời tiết và khí hậu trên Trái Đất. Chúng không chỉ có khả năng quan sát mây mà còn có thể phát hiện ánh sáng, đám cháy, ô nhiễm không khí, hiện tượng cực quang, cát và bão cát, vùng băng phủ tuyết, cũng như hải lưu.

Hệ thống giám sát không gian về khí hậu và khí tượng thủy văn của vệ tinh Arktika được thiết kế để theo dõi khí hậu và môi trường tại khu vực Bắc Cực. Để hoạt động một cách hiệu quả, hệ thống này cần ít nhất hai vệ tinh.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.