Hãy chọn ngành học mình đam mê, đừng chọn danh tiếng

GD&TĐ - Theo quy định, từ ngày 7/8 đến ngày 17/8 thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Điều chỉnh nguyện vọng sao cho hợp lý là điều không ít thí sinh băn khoăn và mong được tư vấn.

Thí sinh được chuyên viên HUTECH tư vấn trước khi nộp hồ sơ xét tuyển
Thí sinh được chuyên viên HUTECH tư vấn trước khi nộp hồ sơ xét tuyển

Tỉnh táo trong thay đổi nguyện vọng

Theo TS Trần Đình Lý- Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, Giám đốc phân hiệu Ninh Thuận, việc điều chỉnh nguyện vọng lần cuối khi có điểm thi tốt nghiệp là rất quan trọng, cần sự tỉnh táo, cân nhắc kỹ lưỡng của học sinh. Trước khi thực hiện điều chỉnh nguyện vọng thí sinh ần sự đối sánh nhiều dữ liệu khác như điểm trúng tuyển năm trước, ngưỡng điểm chuẩn dự kiến năm nay và sức hút của ngành học mình theo đuổi.

TS Lý cho biết với phổ điểm thi tốt nghiệp tốt như năm nay cùng sự đa dạng trong phương thức xét tuyển mà các trường đã triển khai, mức điểm chuẩn của các trường dự báo sẽ tăng chứ không giảm, nhất là ở nhóm ngành xét tuyển khối A01, D08, B00, vì vậy khi thí sinh điểu chỉnh nguyện vọng vào trường và ngành học nào đó cần cân đối mức điểm của mình trong khoảng 2-3 điểm để hạn chế rủi ro. Đặc biệt, khi đã thích ngành học nào và trường nào thì cần đặt nguyện vọng 1 cho mục tiêu đó.

“Từ các chương trình tư vấn và giao lưu cho thấy, thí sinh có mong muốn được thay đổi nguyện vọng  khi biết điểm thi của mình tốt hơn dự đoán. Nhiều em dù điểm thi chỉ cao hơn ngưỡng điểm trúng tuyển năm ngoái 1-2 điểm nhưng vẫn đặt hy vọng rất nhiều.

Thực tế, cơ hội là vẫn có, tuy nhiên nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như ngành học đó hút thí sinh không, chỉ tiêu năm nay có nhiều không, điểm chuẩn sẽ tăng bao nhiêu…

Vì vậy, nếu thí sinh không có sự tính toán, cân đo đong đếm một cách kỹ lưỡng mà chỉ đơn thuần chạy theo  mong muốn của bản thân được học trường đó, ngành đó sẽ rất dễ đối mặt kết quả không như ý”- TS Lý nói.

TS Trần Đình Lý trong một buổi giao lưu, tư vấn tuyển sinh với Báo Giáo dục & Thời đại khi chưa có dịch
TS Trần Đình Lý trong một buổi giao lưu, tư vấn tuyển sinh với Báo Giáo dục & Thời đại khi chưa có dịch

Thực tế, từ công tác điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm ngoái, TS Trần Đình Lý cho biết không ít thí sinh đã phải “ôm hận” vì điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển theo cảm xúc và đam mê của bản thân mà bỏ qua các yếu tố cần phải tính toán, dù điểm khá cao.

“Nhiều em đăng ký nhiều phương thức tuyển sinh ở nhiều trường, và được xác định trúng tuyển bằng 1-2 phương thức xét tuyển riêng ngành học mình yêu thích nhưng vẫn quyết từ bỏ để theo đuổi việc được học ở trường danh tiếng như bạn bè trong lớp. Kết quả là điểm xét không đủ so với điểm chuẩn tăng đột biến ở ngành học mà em theo đuổi”- TS Lý chia sẻ thêm.

Thận trọng trong việc bỏ đi cơ hội trúng tuyển

Trường hợp thí sinh từ bỏ cơ hội trúng tuyển từ các phương thức xét tuyển khác của các trường trước khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT là không hiếm. Tại buổi giao lưu trực tuyến với Báo Giáo dục & Thời đại mới đây, không ít câu hỏi dạng trên đã được gửi đến TS Trần Đình Lý nhờ tư vấn.

Theo TS Trần Đình Lý, thí sinh cần lưu ý động cơ của việc thay đổi ngành học liên quan đến nghề nghiệp sau này là do bản chất hay do sự tác động thức thời? Thí sinh nên test trắc nghiệm thêm bằng nhiều công cụ để xem mình phù hợp với năng lực sở trường bản thân hay không?.

Đặc biệt, thí sinh cần tham khảo thêm một số trường và ngành học có thể thỏa yêu thích của mình mà có mức điểm chuẩn ổn hơn để có thể thực hiện ước mơ , thay vì chỉ đặt mục tiêu duy nhất vào một nơi.

Theo quy chế, nếu thí sinh không làm thủ tục xác nhận nhập học ở các phương thức khác trước đó và quá thời hạn quy định của các trường, đồng nghĩa với việc các em từ chối nhập học. Tất nhiên, các em sẽ mất cơ hội xét tuyển này, khi đó, hy vọng của các em chỉ còn trông chờ vào sự điều chỉnh, thay đổi nguyện vọng cuối.

Học sinh sau giờ thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, đợt 1
Học sinh sau giờ thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, đợt 1

“Thực tế, không ít thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển bằng xét học bạ và tuyển thẳng dạng học sinh giỏi vào ngành mình yêu thích. Tuy nhiên, các em vẫn muốn thay đổi nguyện vọng vào học trường mình thích nhất. Điều đó dẫn đến nhiều sự mạo hiểm nếu như điểm thi của các em chỉ bằng hoặc nhích hơn điểm chuẩn trúng tuyển của trường đó một ít.

Năm nay, điểm chuẩn của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM ở phương thức xét tuyển bằng học bạ và điểm thi đánh gia năng lực của ĐHQG TPHCM điểm chuẩn có thể ổn định. Riêng phương thức xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ tăng theo từng nhóm ngành.

Nhóm 1 gồm các ngành tốp trên của trường thu hút nhiều thí sinh, điểm chuẩn có thể tăng hơi cao, nhóm giữa tăng nhẹ, và nhóm 3 gồm 6-7 ngành ở trường và các ngành ở 2 Phân hiệu sẽ ổn định như năm 2020.”- TS Lý nói.

Chính bởi sự biến thiên khó lường của điểm chuẩn trúng tuyển các ngành, các trường nên TS Lý đưa ra lời khuyên cho thí sinh cần thật sự tỉnh táo trong điều chỉnh nguyện vọng,  hay từ bỏ cơ hội trúng tuyển bằng phương thức khác. Bởi xét cho cùng để việc học tập, lập thân thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác chứ không chỉ đến từ trườg học danh tiếng, ngành học danh tiếng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.