Sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận vào Phân hiệu ĐH Nông Lâm TP.HCM

GD&TĐ - Sáng ngày 29/4, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận.

Ông Trần Quốc Nam(trái)- Phó thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận trao quyết định bàn giao Trường cho ĐH Nông lâm TP.HCM
Ông Trần Quốc Nam(trái)- Phó thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận trao quyết định bàn giao Trường cho ĐH Nông lâm TP.HCM

Theo đó, Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận sẽ sáp nhập vào phân hiệu Ninh Thuận của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM (Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 11/3/2021).

Buổi lễ có sự tham dự của đại diện Bộ GD& ĐT, Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận. 

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, việc sáp nhập chính là một công đoạn trong quá trình chuẩn bị cho việc thành lập Trường ĐH Ninh Thuận theo chủ trương của Chính phủ và kế hoạch của tỉnh Ninh Thuận.

Việc từng bước xây dựng một trường đại học tại địa phương giúp Ninh Thuận chủ động tạo nguồn nhân lực tại chỗ, phục vụ cho sự phát triển nhanh, toàn diện và bền vững của tỉnh và các địa phương lân cận; đáp ứng  yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đưa Ninh Thuận trở thành một tỉnh phát triển của khu vực Nam Trung Bộ. Đây là một sự kiện quan trọng không chỉ đối với tỉnh Ninh Thuận, Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận, mà còn đánh dấu một bước phát triển mới của Phân hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận.

Hai bên ký bàn giao
Hai bên ký bàn giao 

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM hiện có 12 khoa và 3 bộ môn trực thuộc, 1 Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường, 10 trung tâm và 2 Phân hiệu: Phân hiệu Gia Lai và Phân hiệu Ninh Thuận. Trong quá trình phát triển, Nhà trường đã không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng đội ngũ để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị với hơn 900 thầy cô giáo và cán bộ công chức viên chức.

Hiện nay Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM đào tạo ở các bậc đại học, cao học và Tiến sĩ. Quy mô khoảng 24.000 sinh viên các bậc, hệ đào tạo, bao gồm 36 ngành hệ đại học (56 chuyên ngành), 16 chuyên ngành thạc sĩ và 12 chuyên ngành tiến sĩ.

Với bề dày hơn 65 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba, Huân chương Lao động Hạng nhất, Huân chương Độc lập Hạng ba,…

Trường đã được chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA cho 6 chương trình đào tạo bậc đại học, chuẩn bị đánh giá thêm 4 chương trình đào tạo.

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng- Quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết: Phân hiệu Ninh Thuận đang hoạt động theo quy chế của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, trong đó thực hiện chức năng nhiệm vụ chính là đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục của khu vực Nam Trung bộ và cả nước; Bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ công chức, cán bộ kỹ thuật công nghệ ở trình độ cao theo yêu cầu chuẩn hóa nghiệp vụ chuyên môn của tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh lân cận; Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất của khu vực.

Sau sáp nhập, Phân hiệu Ninh Thuận sẽ kết hợp nhân lực, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo của các bên, tạo điều kiện cho sinh viên được thụ hưởng chất lượng đào tạo của một trường đại học lớn với chi phí hợp lý. Trong thời gian tới, Phân hiệu Ninh Thuận sẽ tiếp tục duy trì các ngành đào tạo trình độ đại học , tiếp tục đào tạo các lớp trình độ cao đẳng từ Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận đã tuyển sinh và đào tạo trước thời điểm sáp nhập.

Phân hiệu Ninh Thuận của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có cơ sở vật chất hiện đại
Phân hiệu Ninh Thuận của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có cơ sở vật chất hiện đại

Thông tin về chiến lược phát triển đơn vị sau sáp nhập, TS Trần Đình Lý- Phó hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TP.HCM, Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận cho biết: Phân hiệu sẽ ưu tiên đầu tư các ngành sư phạm bậc đại học gồm: Sư phạm Toán; Sư phạm Anh văn; Sư phạm Tin học và Sư phạm Khoa học tự nhiên.

Riêng ngành Sư phạm mầm non trình độ cao đẳng vẫn tiếp tục tuyển sinh do nhu cầu thực tiễn hiện nay và tiến tới đào tạo ngành sư phạm mầm non trình độ đại học. Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Thuận và các địa phương trong khu vực, Phân hiệu sẽ xem xét tuyển sinh và đào tạo thêm một số ngành ở trình độ đại học và sau đại học mà hiện nay Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đang đào tạo và có thế mạnh.

"Trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ và hợp tác quốc tế, Phân hiệu Ninh Thuận phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ của tỉnh Ninh Thuận và khu vực. Đồng thời, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất của khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp vùng khô hạn, biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, du lịch, kinh tế biển…. Cố gắng có các sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc ứng dụng vào thực tiễn tại các địa phương; có một số bài báo đăng trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước."- TS Trần Đình Lý chia sẻ. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.