Ảnh minh họa
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể.
Nguyên nhân của bệnh ung thư vú
- Tuổi tác: ung thư vú tỷ lệ thuận với tuổi tác – tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
- Tiền sử gia đình: phụ nữ kế thừa 2 loại gen: BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ cao hơn. Thường yếu tố di truyền liên quan tới gia đình có tiền sử mắc bệnh gồm mẹ, chị.
- Những người có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Người hiếm muộn con, khó có con hoặc không có con dễ mắc bệnh ung thư vú.
- Những người béo, thừa cân dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Thừa cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú
- Môi trường sống ô nhiễm, độc hại, có nhiều bụi bẩn và hóa chất … là điều kiện ung thư phát triển.
- Những người đã từng bị xơ nang tuyến vú hoặc đã bị ung thư vú 1 bên cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Phụ nữ quá lạm dụng thuốc tránh thai.
Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh trong đó có ung thư vú
- Hay uống rượu, chế độ dinh dưỡng không khoa học và lành mạnh.
- Có liên quan tới phẫu thuật nâng ngực.
Triệu chứng và dấu hiệu của ung thư vú rất đa dạng, các chị em phụ nữ cần chú ý thăm khám bác sĩ khi có những biểu hiện sau:
Nếu có những triệu chứng sau có thể bạn đã bị mắc bệnh ung thư vú
Thay đổi hình dạng và kích thước vú
Theo Webmd, nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, chảy xuống thấp hơn, có hình dạng khác thường. Đây là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở phụ nữ có mô vú dày đặc. Nó cũng khiến việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn, nên nếu bạn có mô vú dày, hãy cảnh giác với những dấu hiệu này.
Ngứa ở ngực
Triệu chứng này, chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.
Đau tức ở ngực
Đau tức ở ngực là một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh ung thư vú
Bạn bỗng cảm thấy ngực mình đau tức ngay cả những ngày bình thường, khi tới gần ngày kinh nguyệt thì ngực bạn càng thấy đau hơn nữa, giống như bị sưng vù lên vậy, cảm giác đau khiến bạn không dám chạm vào ngực mình nữa.
Có hạch ở dưới nách
Bạn sờ thử từ bầu ngực vuốt lên trên theo đường hõm nách thì thấy có hạch nổi lên ở nách.
Hạch ở nách là giai đoạn đầu tiên phát triển bệnh ung thư vú.
Có u cục ở vú
Khi sờ nắn theo đường vòng xung quanh vú thì bạn sẽ thấy có u cục nổi ở trong vú giống như là những viên sỏi nhỏ ở trong vú.
Những u cục này có thể là u lành tính hoặc u ác tính, nên đi khám xét để có được hướng điều trị tốt nhất và kịp thời.
Sự thay đổi ở núm vú
Núm vú bị loét, chảy dịch màu trong, vàng trong hoặc màu đỏ sẫm giống màu máu. Núm vú có thể bị co kéo tụt hẳn vào bên trong. Vùng da xung quanh vú nhăn nheo, cảm giác da dày lên như bì lợn.
Có biểu hiện của viêm da vùng quanh vú
- Da đỏ, phù dưới dạng da cam
- Chảy nước
- Bong da vảy nến
- Ngứa dị ứng
Đau lưng, vai, gáy
Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống.
Cách điều trị bệnh ung thư vú
Để điều trị bệnh ung thư vú có nhiều phương pháp điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả hiện nay. Tùy từng trường hợp mà người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp điều trị ung thư vú như thế nào để hiệu quả triệt để nhất.
Ung thư tại chỗ
Carcinoma ống tại chỗ: Điều trị chủ yếu là đoạn nhũ có tỷ lệ khỏi bệnh là 98-99% với 1-2% trường hợp tái phát. Điều trị bảo tồn vú đang là hướng đi mới, chỉ mổ lấy bướu cùng với xạ trị hỗ trợ cũng khá hiệu quả, với tỷ lệ tái phát là 7-13%. 2. Phẫu thuật chỉ áp dụng cho một số ít bệnh nhân. Bệnh nhân được theo dõi sát kết hợp với hóa phòng ngừa.
Phẫu thuật điều trị ung thư vú
Phẫu thuật cắt bỏ vú: Là phương pháp bác sĩ sẽ cắt bỏ đi toàn bộ tuyến vú và vét sạch hạch ở nách.
Phẫu thuật bảo tồn vú: Còn được gọi là cắt bỏ riêng khối u hoặc cắt bỏ một phần. Trong phẫu thuật bảo tồn vú, chỉ cắt bỏ mô ung thư và một phần mô xung quanh cũng như các hạch trong hệ bạch huyết. Phạm vi phẫu thuật cắt vú phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u và các yếu tố khác. Sau phẫu thuật bảo tồn vú, bệnh nhân nhất thiết phải xạ trị.
Xạ trị
Đây là một phần của phương pháp phẫu thuật bảo tồn. Xạ trị giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú. Phương pháp này hiện nay đang được sử dụng ở hầu hết các bệnh viện lớn. Xạ trị giúp thu nhỏ khối ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư nhanh chóng.
Liệu pháp toàn thân ngăn chặn triệt để ung thư vú
Hóa trị là một phương pháp toàn thân để ngăn chặn các tế bào ác tính lan tràn. Việc sử dụng hóa trị khá phức tạp và điều trị lâu dài nhưng lại có tác dụng triệt để trong việc ngăn chặn u bướu lan rộng. Phương pháp điều trị toàn thân này được căn cứ vào nhiều yếu tố: độ tuổi, đã mãn kinh hay chưa, bệnh nhân có thụ thể với estrogen dương tính hay không…
Phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Người bệnh cần được đưa tới phòng khám để làm các xét nghiệm cơ bản trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào. Hóa trị ung thư vú là biện pháp cần thực hiện khi khối ung thư quá lớn và có nguy cơ gây tử vong. Tại đây các bác sĩ sẽ tiêm thuốc để ngăn ngừa các tế bào ung thư hoạt động cũng như di căn sang vùng khác.
Biện pháp này thường làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi vì hóa chất trong cơ thể. Tuy nhiên về lâu dài thì đây vẫn là cơ hội cuối cùng của những bệnh nhân ung thư vú.