Hành trình vào đại học của nữ sinh dân tộc Lự

GD&TĐ - Mồ côi cả cha lẫn mẹ, nữ sinh người dân tộc Lự - Tao Thị Ón bằng nghị lực phi thường đã xuất sắc đạt nhiều thành tích cao trong học tập. 
Tao Thị Ón.
Tao Thị Ón.

Em là một trong 10 học sinh dân tộc rất ít người không học trường phổ thông dân tộc nội trú đã trúng tuyển vào đại học năm 2019.

Ón sinh ra và lớn lên trong gia đình có 8 anh chị em. Mẹ mất khi em hơn 1 tuổi; hai năm sau, bố cũng ra đi. Mồ côi cả bố lẫn mẹ, Ón sống cùng gia đình anh trai, chị gái. Vì gia đình anh chị cũng nghèo khó, nên đã rất nhiều lần, Ón nghĩ sẽ phải bỏ dở việc học để phụ giúp gia đình.

Được mọi người trong nhà, nhất là người anh cả (sinh năm 1975) động viên, Ón đã khắc phục những khó khăn thiếu thốn để vươn lên học giỏi. Trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Ón được số điểm thi đại học là 23,5 (Ngữ văn là 7, Địa lý 8, Lịch sử 8,5) và được xét tuyển vào đại học.

Đặc biệt, trong quá trình học tập, Ón chỉ học ở những trường phổ thông bình thường của huyện. Ón kể, hồi cấp 2 em có nguyện vọng muốn thi lên trường nội trú huyện nhưng hoàn cảnh khó khăn nên anh chị em không đồng ý. Cuối cùng em học Trường THPT Nậm Tăm ở bản.

Nhưng cánh cửa đại học ban đầu không mở ra với Ón khi chị gái nói không đồng ý cho Ón đi học vì điều kiện gia đình khó khăn và nhiều người học đại học ra không xin được việc làm. Tạm gác ước mơ học đại học, Ón xin anh chị xuống Hà Nội tìm việc làm để hỗ trợ gia đình.

Đầu tháng 9, khi bạn bè nhập học, cũng là lúc Ón thu xếp đồ xuống Thủ đô để làm thêm. Anh họ xin cho Ón vào làm tại một quán bia ở quận Nam Từ Liêm. Công việc hàng ngày của Ón là rửa bát, chạy bàn. Ngày nào cũng bắt đầu công việc từ 9 giờ đến 14 giờ chiều, nghỉ 2 tiếng lại tiếp tục làm đến 23 giờ với mức lương 4 triệu đồng/tháng.

Đến một ngày, Ón bất ngờ nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ Sở GD&ĐT Lai Châu, từ Ủy ban Dân tộc và từ các thầy cô giáo trong Trường THPT Nậm Tăm hỏi thăm tại sao thi đỗ mà em vẫn chưa nhập học. Các thầy cô đã động viên em tiếp tục đến trường. Những suất học bổng đã được trao cho Ón để tiếp thêm cho em nghị lực.

Đến tháng 11, Ón quyết định nhập học tại Học viện Phụ nữ Việt Nam để thực hiện ước mơ của mình. Tuy nhập học muộn hơn các bạn, nhưng với Ón, đó là niềm vui vô bờ bến. Em cho biết sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ niềm tin của thầy cô và các bạn.

Chia sẻ về bí quyết học tập, Ón cho biết: Trên lớp em chăm chú nghe giảng, rồi về nhà ôn tập thật kĩ các kiến thức. Gần mùa thi thì tranh thủ hỏi thêm cô giáo nhiều vấn đề mình còn thắc mắc. Dù thời tiết khắc nghiệt như thế nào em vẫn đi đến trường để tích lũy thêm kiến thức. Ngoài ra, em còn ôn thi trên các diễn đàn, các nhóm Facebook của các bạn ôn thi khối C.

Ón bây giờ đã trở thành sinh viên đại học, trong giấc mơ của cô gái dân tộc Lự là phải học tiếng Anh tốt hơn để có thể giao tiếp và cũng để có cơ hội được đi nhiều nơi hơn. Em muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch, để mang hình ảnh của quê hương giới thiệu với đông đảo mọi người.

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.