Hai chương trình học mới này là kết quả của sự hợp tác giữa trường MDIS, ĐH Teesside và ĐH Plymouth (Anh).
Bằng cấp sẽ có giá trị tương đương với văn bằng của SV toàn thời gian ở các trường đại học Anh quốc. Ngày bắt đầu nhập học sẽ vào tháng 10/2019.
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, nhìn chung, nhu cầu nguồn nhân lực đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng không, quản lý thương mại quốc tế và logistics (dịch vụ hậu cần).
Cử nhân ngành Quản lý hàng không-sân bay (hệ liên thông) sẽ do ĐH Teesside, Vương quốc Anh, trao bằng. Chương trình học cung cấp cho SV nền tảng kiến thức rộng về sự phát triển trong và ngoài nước, cùng những vấn đề hiện tại của ngành hàng không với các ví dụ trong đổi mới doanh nghiệp và quản lý khủng hoảng.
SV còn nâng cao được vốn hiểu biết của mình về sự phát triển và tăng trưởng của tổ chức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Do đó, SV có thể bắt đầu sự nghiệp với các vị trí Quản lý khách hàng, Chuyên viên truyền thông và Chuyên viên thu mua, Quản lý cửa khẩu, hoặc Di trú và Hải quan.
Ngành học Logistis hiện đang là ngành học "hot" tại nhiều quốc gia |
Trong khi đó, ngành Cử nhân Quản lý vận hành-Thương mại quốc tế (hệ liên thông) sẽ được ĐH Plymouth, Vương quốc Anh, cấp bằng.
Chương trình sẽ giúp SV phát triển nhận thức, đánh giá thị trường toàn cầu nơi doanh nghiệp đang hoạt động cùng những thứ liên quan đến các quyết định và văn hóa vận hành của doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy kiến thức chuyên sâu và sự hiểu biết về quản lý hoạt động và thương mại quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp, SV có thể theo đuổi sự nghiệp trong các ngành nghề Quản lý phân phối toàn cầu, Chuyên gia kiểm soát nhập khẩu, Nhà kinh tế học quốc tế, hoặc Quản lý thương mai quốc tế.
Dưa theo kế hoạch phát triển hàng không quốc gia đến năm 2020, với tầm nhìn tới năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành một trong 4 thị trường lớn nhất của Đông Nam Á trong lĩnh vực vận chuyển hành khách trước năm 2030 và dự kiến sẽ đạt mức trung bình 16% mỗi năm vào năm 2020 và 8% trong 10 năm tới.
Ở giai đoạn hiện tại, thị trường hàng không Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh thứ 5 trên thế giới về lượng hành khách và hàng hoá quốc tế.
Để bắt kịp với sự tăng trưởng mạnh mẽ này, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt một kế hoạch cho tất cả 26 sân bay, bao gồm các sân bay đang hoạt động, với chi phí 10,5 tỉ đô la Mỹ, và 11 dự án khác đang được triển khai, trong đó có 7 dự án sẽ hoàn thành trong 3 năm tới. Vì thế, nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề trong ngành công nghiệp hàng không Việt Nam được dự báo là tăng nhanh.
Với sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, công ty liên doanh, hoặc có vốn đầu tư nước ngoài đều có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong các lĩnh vực quản lý vận hành và thương mại quốc tế.