Hà Tĩnh: Tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu Giáo dục địa phương

GD&TĐ - Sáng 15/4, tại Trường THPT Nghèn (Can Lộc), Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tổ chức tiến hành dạy 2 tiết thực nghiệm Giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh - lớp 10.

Hà Tĩnh: Tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu Giáo dục địa phương

Thực hiện Kế hoạch về việc tổ chức dạy thực nghiệm Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh - lớp 10, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tiến hành dạy 2 tiết thực nghiệm Giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh - lớp 10. Tiết học được thực nghiệm tại Trường THPT Nghèn với chủ đề 2 “Giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh” và Chủ đề 3 “Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh”.

Tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu Giáo dục địa phương Hà Tĩnh tại Trường THPT Nghèn (Can Lộc).
Tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu Giáo dục địa phương Hà Tĩnh tại Trường THPT Nghèn (Can Lộc).

Tham dự tiết dạy thực nghiệm có đại diện tác giả của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; thành viên trong Ban Biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương Hà Tĩnh cấp THPT; đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT và các phòng ban chuyên môn cùng BGH, giáo viên trường THPT Nghèn.

 Các tiết thực nghiệm do giáo viên Trường THPT Nghèn thực hiện. Tiết dạy ở Chủ đề: Giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh do cô giáo Trần Thị Lệ Thủy, giáo viên Lịch sử tổ chức; Tiết dạy ở Chủ đề 3: Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh do cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiên, giáo viên Ngữ văn đảm nhiệm.

Học sinh đóng vai trải nghiệm tại chủ đề Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh trong tiết học thực nghiệm.
Học sinh đóng vai trải nghiệm tại chủ đề Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh trong tiết học thực nghiệm.

Trước đó, dựa trên các yêu cầu nội dung Giáo dục địa phương của Chương trình phổ thông tổng thể 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định thành lập Ban Biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương cấp THPT tỉnh Hà Tĩnh.

Ban Biên soạn đã tiến hành tổ chức biên soạn Tài liệu theo Hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và các qui định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ, phù hợp với tình hình thực tế địa phương Hà Tĩnh. Tài liệu gồm 8 chủ đề liên quan đến địa phương như: Cộng đồng các dân tộc ở Hà Tĩnh; giáo dục khoa bảng; nghệ thuật nói lối; xây dựng nông thôn mới…

Qua 5 lần góp ý, chỉnh sửa của ban biên soạn, đến nay bộ tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản được hoàn thành, đang được sử dụng vào dạy thực nghiệm để tiếp tục hoàn thiện.

Ở Chủ đề: Giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh, giáo viên tiến hành thực nghiệm nội dung 3: Những dòng họ, khoa bảng, làng khoa bảng ở Hà Tĩnh. Giáo viên tổ chức tiết dạy với hình thức đội chơi. Dựa trên tài liệu đã được cung cấp, giáo viên cho học sinh kể tên các dòng họ khoa bảng, làng khoa bảng ở Hà Tĩnh và học sinh làm hướng dẫn viên thuyết trình.

Nhiều thông tin về các danh sĩ, danh nhân của các dòng họ, khoa bảng ở Hà Tĩnh đã được nhắc đến trong bài học qua những câu chuyện rất phong phú. Bài học đã giúp học sinh thấy được những đóng góp của những dòng họ khoa bảng, làng khoa bảng cho sự phát triển của quê hương Hà Tĩnh cũng như cho đất nước trên nhiều phương diện cả về kinh tế, xã hội và văn hóa, văn học…

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tặng hoa chúc mừng các giáo viên hoàn thành các tiết dạy thực nghiệm về Giáo dục địa phương.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tặng hoa chúc mừng các giáo viên hoàn thành các tiết dạy thực nghiệm về Giáo dục địa phương.

Ở chủ đề: Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh, giáo viên tổ chức lớp học thành các nhóm, cho học sinh phân tích các mẩu thoại nói lối ở Yên Huy (xã Khánh vĩnh Yên, Can Lộc) trên các phương diện: dấu hiệu nhận biết, cách thức nói lối. Từ đó nhận ra giá trị văn học của các mẫu thoại.

Giáo viên cũng đã chuyển các mẩu chuyện nói lối Yên Huy thành kịch bản, cho học sinh đóng vai trải nghiệm. Qua bài học, các em đã  thấy được trí thông minh, hóm hỉnh, tài hoa; tinh thần lạc quan, yêu đời của người dân ở vùng quê Hà Tĩnh.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.