Hà Nội yêu cầu triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh

GD&TĐ - Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong những ngày đầu của năm học mới, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo bảo an ninh, an toàn trường học.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường cần triển khai các giải pháp bảo bảo an ninh, an toàn trường học; rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống điện, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên khi tổ chức, tham gia các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường.

Đặc biệt, Sở lưu ý các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc đưa đón học sinh. Với những trường có tổ chức đưa đón học sinh bằng xe ô tô, phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật để vận hành an toàn, lái xe có ý thức và có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Phải rà soát quy trình trẻ, quản trẻ từ gia đình (điểm đón trẻ) lúc đến trường và trong thời gian học tập tại trường cho đến khi bàn giao trẻ cho gia đình bảo đảm chặt chẽ, rõ trách nhiệm; thông báo rộng rãi quy trình này đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh để cùng phối hợp, giám sát thực hiện bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh.

Các trường cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng tự bảo vệ khi bị vào hoàn cảnh nguy hiểm, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và tai nạn thương tích. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, làm việc tốt hơn, có khả năng xử lý hiệu quả, đúng đắn các tình huống khó khăn trong học tập, cuộc sống. Rèn luyện sức khoẻ, có ý thức tự bảo vệ chăm sóc sức khoẻ.

Khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường sẽ tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh. Do đó, Sở yêu cầu các trường học, cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn thực phẩm và tiến hành tổng vệ sinh bếp ăn, nhà ăn trước khi tổ chức phục vụ học sinh, giáo viên, không để xảy ra sự cố an toàn thực phẩm trong nhà trường.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức để mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh cùng hành động bảo vệ môi trường không sử dụng, xả thải những vật dụng làm bằng ni lông ra môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định của khu dân cư...

Duy trì việc vệ sinh phòng học, lớp học và tổng vệ sinh toàn trường hàng tuần. Duy trì nền nếp tập thể dục giữa giờ bằng các bài tập phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi. Tổ chức 100% học sinh cam kết nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông, chú trọng việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông.

Trước ngày khai giảng, khu vực trước cổng trường phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thông thoáng; phối hợp với chính quyền địa phương giải tỏa hàng quán, đảm bảo trật tự an toàn giao thông xung quanh cổng trường.

Các nhà trường cần kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn cho giáo viên, học sinh và có biện pháp khắc phục để không xảy ra sự việc đáng tiếc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...