Giải pháp nâng cao an toàn giao thông khu vực trường học

GD&TĐ - Chiều 23/6, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông vận tải (Hà Nội) tổ chức hội thảo “Các giải pháp an toàn giao thông (ATGT) khu vực trường học”.

 Ảnh minh hoạ/internet.
Ảnh minh hoạ/internet.

Nguyên nhân gây tử vong hàng dầu cho trẻ em trên 5 tuổi

Phát biểu đề dẫn, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải - thông tin: Hàng năm, trên toàn cầu tai nạn giao thông đường bộ làm 1,3 triệu ca tử vong và khoảng 50 triệu ca thương tích. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, trong những năm qua, tai nạn giao thông đã giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương; trong đó, ATGT cho trẻ em được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, kết quả tổng kết công tác này trong năm 2018 cho thấy, tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em vẫn ở tỷ lệ khá cao, khoảng 10% tổng số vụ.

Bà Kiều Thị Diễm – Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông vận tải) - nhìn nhận, tai nạn giao thông là vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Hằng năm, tai nạn giao thông gây thiệt hại đến 500 tỉ USD.

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương phát biểu tại hội thảo.

 PGS.TS Nguyễn Thanh Chương phát biểu tại hội thảo.

Bà Diễm viện dẫn, số liệu của WHO cho thấy, cứ mỗi năm, thế giới có hơn 186.000 trẻ em chết vì tai nạn giao thông đường bộ, tương đương trên 500 trẻ em/ngày. Thực tế, tai nạn giao thông đường bộ được xếp vào nhóm bốn nguyên nhân gây tử vong hàng dầu cho tất cả trẻ em trên 5 tuổi.

Tại Việt Nam, báo cáo của Trung tâm nghiên cứu giao thông Việt Đức về tình hình tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em – cho thấy, cứ 100.000 trẻ em thì có khoảng 20 em tử vong do tai nạn giao thông. Con số này ở các nước ASEAN khoảng 7 em và ở các nước phát triển OECD là trên 4 em.

Theo bà Diễm, những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ nói chung cũng như tai nạn giao thông cho trẻ em nói riêng. Nhiều chương trình, kế hoạch ANGT cho trẻ em được khiển khai rộng khắp trên toàn quốc;

Đặc biệt, việc triển khai thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã đạt được kết quả mong đợi, được nhiều quốc gia cũng như tổ chức quốc tế đánh giá cao và đưa ra làm bài học điển hình.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Xây dựng Sổ tay hướng dẫn

Tham luận tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Viết Thanh – Khoa Công trình, Trường ĐH Giao thông vận tải đề xuất xây dựng “Sổ tay hướng dẫn các giải pháp tai nạn giao thông khu vực trường học”. Đây sẽ là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân, nhà trường từ trung ương đến địa phương nghiên cứu và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao điều kiện ANGT khu vực trường học, bao gồm: Cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông khu vực cổng trường, trong sân trường.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Thanh, để góp phần thực hiện thành công mục tiêu về ATGT nói chung và ATGT đường bộ cho trẻ em nói riêng, cần có các nghiên cứu sâu để đề xuất các giải pháp nâng cao ATGT trường học, nhằm tiến tới xây dựng xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, hiệu quả và thân thiện với môi trường, phù hợp với thực tế ở nước ta hiện nay. Đây là cơ sở để xây dựng “Sổ tay hướng dẫn các giải pháp ATGT khu vực trường học”.

Bà Trịnh Thị Vân Giang chia sẻ tại hội thảo.

Bà Trịnh Thị Vân Giang chia sẻ tại hội thảo.

Bà Trịnh Thị Vân Giang – Quản lý Chương trình ATGT, Quỹ Thương vong Châu Á (AIP) cho hay: Trong khuôn khổ 4 năm (2021-2025), ngoài việc xây dựng Sổ tay trên, dự án của AIP sẽ có các hoạt động thí điểm tại 3 trường học thuộc khu vực Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện Sổ tay sẽ có giai đoạn triển khai thực hiện Sổ tay tại 10 trường học khác nhau.

Song, những nội dung mà các chuyên gia trao đổi tại hội thảo sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn thiết thực để hướng tới xây dựng “Sổ tay hướng dẫn các giải pháp ATGT khu vực trường học”. Trên cơ sở đó, có thể áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao ATGT cho các khu vực trường học trong cả nước với sự phối hợp và hỗ trợ của Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông vận tải) và Quỹ AIP, FiA.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số hiện vật bằng vàng trong Kho báu Staffordshire. Ảnh minh họa: Nationalgeographic.com

Kho báu Staffordshire

GD&TĐ - Năm 2009, Anh phát hiện kho báu khảo cổ gây chấn động thế giới ở Staffordshire.

Nhiều bố mẹ dạy con rằng “Là con trai phải mạnh mẽ”, nhưng dường như câu nói đó vô tình khiến nhiều trẻ không dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Ảnh minh họa: INT.

Con trai không được khóc?

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ đau đầu khi thấy con tuy đã lớn, đặc biệt là con trai, nhưng vẫn thường xuyên khóc nhè.

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.