Hình ảnh tại buổi hội thảo |
Ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh (thiếu bản lĩnh, kỹ năng sống, tâm lý lứa tuổi…), chiều hướng đi xuống trong giao tiếp ứng xử của học sinh còn xuất phát bởi cách giáo dục của gia đình, tấm gương của những người xung quanh, kỹ năng ứng xử có văn hóa chưa được một số nhà trường, giáo viên coi trọng và đặc biệt là do sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn chưa chặt chẽ.
Nhiều ý kiến cho rằng, nhà trường phải là nơi chủ động vạch ra chiến lược, mục tiêu, đưa ra những chuẩn mực văn hóa giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên, để có được thói quen giao tiếp, ứng xử có văn hóa, thói quen ấy lớn dần lên và tạo thành nhân cách đúng đắn cho lớp trẻ thì phải cần sự vào cuộc của cả nhà trường – gia đình và xã hội.
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn – Phó trưởng phòng công tác HSSV – Sở GD&ĐT Hà Nội, nhà trường phải xây dựng được những quy định về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực, đưa nội dung ứng xử giao tiếp vào các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp và các buổi hoạt động tập thể của lớp, của trường. Đặc biệt, việc giáo dục kỹ năng sống có vai trò vô cùng quan trọng giúp các em học sinh có được cách ứng xử đúng đắn.
Lập Phương