GS Phạm Minh Hạc: Sửa đổi Luật Giáo dục ĐH nên quan tâm đến tự chủ và quản trị

GD&TĐ - Theo GS.VS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Đất nước phát triển, giáo dục nói chung và giáo dục đại nói riêng cũng không ngừng phát triển theo đất nước. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, năm 2012 Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục Đại học.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Tự chủ đại học chưa rõ ràng

 Tôi nghĩ, khi chúng ta coi trọng tự chủ đại học thì nên chi tiết hóa những cái gì là tự chủ và Nhà nước có quản lý chặt chẽ để các trường đại học phải phục vụ nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Không để xảy ra tình trạng tuyển sinh chỉ nhằm mục đích lợi nhuận.
GS.VS Phạm Minh Hạc

Tuy nhiên, đến nay Luật Giáo dục Đại học đã có nhiều điểm không phù hợp cần được điều chỉnh, bổ sung, thay thế.

GS.VS Phạm Minh Hạc – dẫn giải: Từ thế kỷ 11 ở thành phố Bologna nước Ý đã đặt ra nguyên tắc tự trị đại học. Ở nước ta, đại học phát triển muộn và phát triển mạnh nhất là vào những năm 1960 đến 1975 (ở miền Bắc).

Những trường đó đều giữ vai trò nòng cốt. Sau năm 1975, chúng ta có Đại học Huế, Đại học Sài Gòn và khoảng 10 năm gần đây thì các trường đại học nở rộ. Vì thế Luật Giáo dục đại học ra đời là một xu thế tất yếu của thời đại.

Trong luật này, một vấn đề rất lớn cần được quan tâm đó là tự chủ đại học và chúng ta không dùng thuật ngữ tự trị. Tuy nhiên, hiện nay số trường thực hiện chế độ tự chủ đại học không nhiều, nếu có thì không có nơi nào làm đến nơi đến trốn.

Mặt khác quan niệm về tự chủ Đại học trong Luật vẫn chưa thực sự rõ ràng. Một số trường đại học tư thục họ quá thiên về kinh tế mà chúng ta gọi là cơ chế thương mại hóa không để tâm đến chất lượng đào tạo.

“Xuất phát từ thực tiễn khách quan, thiết nghĩ việc điểu chỉnh, bổ sung Luật Giáo dục đại học là chính đáng nhằm có những thay đổi cơ bản phù hợp với tình hình thực tế hiện nay” - GS.VS Phạm Minh Hạc nêu quan điểm.

Cũng GS.VS Phạm Minh Hạc, Luật Giáo dục đại mới ra đời cần đảm bảo yếu tố quản lý đại học của thế kỷ 21 và phù hợp với nhu cầu đào tạo nhân lực của nước ta. Đồng thời sắp xếp lại các trường đại học cho hợp lý không để quá phân tán như hiện nay. Hiện nay có tình trạng đào tạo không phục vụ được mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của nguồn nhân lực của xã hội.

GS.VS Phạm Minh Hạc: Luật Giáo dục đại mới ra đời cần đảm bảo yếu tố quản lý đại học của thế kỷ 21 và phù hợp với nhu cầu đào tạo nhân lực của nước ta
GS.VS Phạm Minh Hạc: Luật Giáo dục đại mới ra đời cần đảm bảo yếu tố quản lý đại học của thế kỷ 21 và phù hợp với nhu cầu đào tạo nhân lực của nước ta

Nên học tập kinh nghiệm thế giới

“Theo tôi chúng ta nên học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Đặc biệt là vấn đề tự chủ đại học. Việc đầu tiên là các trường phải tự chủ về khoa học, tự chủ về chương trình giảng dạy, tự chủ về nghiên cứu khoa học” - GS.VS Phạm Minh Hạc khuyến nghị, đồng thời cho biết:

Nói đến quyền tự quyết của các trường đại học, người ta thường thiên về tự do khoa học. Các trường đại học nghiên cứu có thể theo đơn đặt hàng của nhà nước, hoặc theo đơn đặt hàng của tư nhân và của nước ngoài. Từng trường họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm về việc này.

Ngoài ra, các trường sẽ tự chủ về tài chính, về nhân sự… Mục đích cuối cùng là để xã hội phát triển mà đầu tàu chính đại học. Bởi để đưa đất nước phát triển nòng cốt là lực lượng trí thức do đại học đào tạo ra.

Nói về quản trị đại học, GS Phạm Minh Hạc – cho rằng: Hiện nay chúng ta phân cấp rất nhiều. Việc thành lập đại học thì Thủ tướng Chính phủ ký quyết định; thành lập cao đẳng thì Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kýquyết định; riêng về các văn bản về quản lý nhà nước cần xem xét lại bởi có thể trước đây là phù hợp nhưng hiện nay thì đã lỗi thời. Chúng ta sắp bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, vì vậy cũng nên xem xét lại vấn đề này.

Tiếp đến là quản lý Nhà nước về đại học là như thế nào? Nếu đại học tự chủ, tự trị thì tới đây Luật Giáo dục đại học phải thể hiện rõ hơn, và Nhà nước sẽ quản lý như thế nào?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky

Ông Zelensky tiếp tục giục Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống Ukraine tiếp tục giục Mỹ nhanh chóng chuyển gói viện trợ quân sự mới cho nước này trong bối cảnh Nga ngày càng tăng cường các cuộc tấn công.