Sửa đổi Luật Giáo dục đại học để trường phát triển

GD&TĐ - Mục đích chỉnh sửa, bổ sung Luật Giáo dục đại học là gỡ bỏ các nút thắt phát triển đại học, kiến tạo hành lang pháp lý vững chắc, thông thoáng, hấp dẫn để thực hiện tốt tự chủ đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế tham gia phát triển giáo dục đại học. 

Chỉnh sửa, bổ sung Luật Giáo dục ĐH để các cơ sở đào tạo thực hiện tốt tự chủ, nâng cao chất lượng
Chỉnh sửa, bổ sung Luật Giáo dục ĐH để các cơ sở đào tạo thực hiện tốt tự chủ, nâng cao chất lượng

Đạt được những mục tiêu như vậy, Luật Giáo dục đại học sẽ là bệ đỡ cho các trường phát triển – đây là nhận định của PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Các trường cao đẳng cộng đồng Việt Nam.

Thưa ông, Bộ GD&ĐT mới đưa ra dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học, ông đánh giá thế nào về những nội dung được sửa đổi này?

Theo như tinh thần sửa đổi, dự thảo Luật sẽ được bổ sung trên cơ sở rà soát tất cả các điều của Luật Giáo dục đại học hiện hành để phân loại những nội dung trong các điều còn hợp lý, bất cập và đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung phù hợp đảm bảo tính tổng thể các điều của Luật sau khi được sửa đổi, bổ sung.

Tôi cho rằng đây là việc làm cần thiết và quan trọng vì Luật Giáo dục đại học ra đời một thời gian nhưng đã bộc lộ những điểm cần phải sớm bổ sung. Việc Bộ GD&ĐT đưa các nội dung trọng tâm sửa đổi, bổ sung với 4 nhóm chính sách lớn đã được Quốc hội thông qua gồm: Tự chủ đại học, Quản trị đại học, Quản lý đào tạo, Quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, là điều hoàn toàn hợp lý và phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội.

Nói như vậy, dự thảo Luật đưa ra đã đảm bảo đủ các yếu tố cần thiết của một bộ Luật đặc thù, thưa ông?

Quan điểm của Bộ GD&ĐT trong nội dung sửa đổi là rất rõ để nhận thấy điều này. Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học là gỡ bỏ các nút thắt nhằm phát triển giáo dục đại học, kiến tạo hành lang pháp lý vững chắc, thông thoáng, hấp dẫn để thực hiện tốt tự chủ đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Luật cũng khuyến khích thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế tham gia phát triển giáo dục đại học. Sửa đổi, bổ sung sẽ được tiến hành trên cơ sở rà soát tất cả các điều của Luật Giáo dục đại học hiện hành để phân loại những nội dung trong các điều còn hợp lý, bất cập và đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung phù hợp đảm bảo tính tổng thể các điều của Luật sau khi được sửa đổi, bổ sung.

Tôi cho rằng, quan điểm của Bộ GD&ĐT rất rõ ràng và mang tính cầu thị cao khi lắng nghe và gắn việc sửa đổi với những giá trị thực tế. Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, nếu phát hiện cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung cần thiết khác ngoài các nội dung đã được Quốc hội thông qua, cần lồng ghép vào 4 nhóm chính sách nêu trên hoặc bổ sung chính sách mới.

Từ thực tế điều hành hiệu quả Trường Đại học Trà Vinh và Hiệp hội Các trường cao đẳng cộng đồng, theo ông dự thảo Luật đã đi vào cuộc sống hơn?

Tôi cho rằng dự thảo đã khá toàn diện, phản ánh đầy đủ các yêu cầu cần thiết của một hành lang pháp lý để giáo dục đại học dựa vào đó mà hoạt động. Đặc biệt hơn nữa, tôi đánh giá cao trong dự thảo sửa đổi, nội dung đã gắn với tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, việc sửa đổi Luật Giáo dục đại học cho phù hợp là hoàn toàn cần thiết.

Một nội dung nữa tôi cho rằng cũng quan trọng không kém là phải đưa nội dung trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng xã hội đối với giáo dục đại học. Thực tế hiện nay, các trường luôn được doanh nghiệp và xã hội yêu cầu chất lượng đào tạo cao, nhưng sau đó doanh nghiệp lại toàn quyền sử dụng sản phẩm từ các nhà trường mà không hề có trách nhiệm và nghĩa vụ ngược lại.

Tôi cũng đồng tình với một số quan điểm, cũng cần đưa triết lý giáo dục đại học vào Luật, trong đó thể hiện những quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học, từ triết lý này sẽ có những định hướng đúng đắn và thiết thực. Đạt được những mục đích như vậy, chắc chắn Luật Giáo dục đại học sẽ không chỉ là căn cứ pháp lý để các trường dựa vào đó thực hiện mà còn là bệ đỡ để giáo dục đại học lớn mạnh và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

“Có thể nói các mục tiêu đặt ra trong việc xây dựng Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã là rất cụ thể, tuy nhiên cần phải chú trọng các yêu cầu quan trọng sau: Cần phải hướng tới hình thành một hệ thống giáo dục đại học phân tầng thống nhất, đa dạng và hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó cần khẳng định và khuyến khích quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trước xã hội của các cơ sở GDĐH”. PGS.TS Phạm Tiết Khánh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.