Thường Tín, Hà Nội: Người dân khốn khổ vì khói độc

GD&TĐ - Đê Dưỡng Hiền (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) lâu nay trở thành địa điểm đốt vải vụn, cả vùng quê rộng lớn bị ngạt thở vì khói.

Đã có hàng tấn vải vụn bị đốt bên đê Dưỡng Hiền
Đã có hàng tấn vải vụn bị đốt bên đê Dưỡng Hiền

Được biết, nhiều hộ dân các thôn Dưỡng Hiền, Nhuệ Giang xã Hòa Bình có nghề buôn bán vải, trong đó chủ yếu là nhập các loại vải vụn. Họ nhập vải vụn từ khắp nơi về để phân loại. Đối với loại vải còn sử dụng được, họ bán cho các hộ dân sản xuất chăn, ga, gối…Vải phế phẩm theo quy định phải được đem đi tiêu hủy.

Tuy nhiên, theo một số người dân nơi đây cho biết, giá thành để tiêu hủy rất tốn kém nếu mỗi ngày thải ra hàng tấn vải vụn. Do vậy, một số người dân đã đổ trộm ra bờ đê rồi đốt. Việc đốt rác này thường diễn ra vào buổi chiều hoặc nửa đêm.

Do bờ đê ít người đi qua lại nên việc đốt rác này diễn ra từ lâu nhưng không phát hiện được đối tượng cụ thể. Hiện tượng khói đen cùng mùi khét lẹt của vải, hóa chất bốc lên ngày đêm khiến cả các hộ dân của nhiều thôn trong xã ngạt thở. Tình trạng này đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây.

Khói đen cùng mùi khét lẹt bủa vây người dân ở xã Hòa Bình và xã Hiền Giang liên tục từ năm này qua năm khác. Người dân chỉ biết đeo khẩu trang, đóng kín cửa để hạn chế hít phải khói bụi độc hại.

Chính quyền địa phương cho biết, nhiều lần đã vào cuộc tuyên truyền, phối hợp với lực lượng công an bắt quả tang việc đốt vải và xử phạt hành chính. Tuy nhiên các hộ dân thường đốt rác trộm vào đêm khuya nên việc ngăn chặn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay xã có 44 hộ thu gom vải từ các xí nghiệp may mặc để phân loại. Có thời điểm, rác tập kết về lên đến hàng tấn.

Chính quyền địa phương cũng cho biết, vừa qua xã đã phối hợp với công ty chuyên xử lý rác thải, ký hợp đồng thu gom rác để tiêu hủy. Theo hợp đồng, 1kg đem đi tiêu hủy, các hộ dân phải bỏ ra 500 đồng.

Có hộ dân tiêu hủy hàng tấn vải nên số tiền này là không nhỏ. Chính vì vậy, nhiều hộ vẫn không thực hiện hợp đồng mà chọn cách đốt trộm. Với khối lượng rác thải như vậy, nếu chính quyền địa phương không quản lý và có biện pháp mạnh thì người dân nơi đây còn tiếp tục phải chịu tác động từ khói độc hại.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn liên quan đến sức khỏe người dân. Không chỉ mệt mỏi về khói bui, điều người dân lo lắng nữa là tro bụi sau khi nguội sẽ phát tán vào không khí và vào nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.