Giúp sinh viên tự tin trên con đường chinh phục ước mơ khởi nghiệp

GD&TĐ - Hơn 2.000 sinh viên Trường Đại học Văn Lang vừa tham gia workshop ‘Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu’.

Toàn cảnh buổi workshop.
Toàn cảnh buổi workshop.

Workshop do Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông, Trường Đại học Văn Lang tổ chức.

Tại chương trình, các bạn sinh viên đã có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành công, lãnh đạo công ty danh tiếng. Từ đó tiếp cận với những kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm quý giá và rút ra những bài học thực tiễn, ý nghĩa cho hành trình khởi nghiệp của mình.

Chia sẻ tại chương trình, ông Lê Đình Lực, CEO hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English cho biết, startup của anh có hai điểm mạnh nổi trội gồm hệ thống siêu công nghệ DOL SuperLMS và phương pháp tiếng Anh tư duy Linearthinking.

Có xuất thân là cựu học sinh chuyên toán Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), ông Lê Đình Lực từng nghiên cứu về phương pháp trên từ lớp 10 để giải quyết “bài toán” học dở tiếng Anh của chính mình.

khoi-nghiep-1.jpg
Ông Lê Đình Lực, CEO hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English.

Về cơ bản, phương pháp Linearthinking của Đình Lực kết hợp giữa 3 yếu tố là nghiên cứu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất lên ngôn ngữ thứ 2, ở đây là việc học tiếng Việt lên việc học tiếng Anh. Hai yếu tố còn lại là áp dụng kỹ thuật siêu trí nhớ và tư duy logic toán học để luyện tiếng Anh.

Khi đã học tốt tiếng Anh, Đình Lực quyết định mở lớp dạy thêm tiếng Anh thời đại học và cao học để kiếm thêm thu nhập, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình. Nhờ tính hiệu quả của phương pháp Linearthinking, số lượng học viên “truyền miệng” và ngày càng đông. Đó cũng là lý do anh từ chối học bổng tiến sĩ tại Australia để khởi nghiệp Edtech vào năm 2017.

Trước Covid-19, anh chỉ có một trung tâm offline (trực tiếp) và đầu tư nhiều cho online (trực tuyến), bao gồm việc số hóa phần quản lý và phần học thuật. Nhờ đi theo hướng edtech, startup của Đình Lực vượt qua được mùa dịch. Hiện hệ thống có 18 trung tâm ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Hiện CEO Đình Lực cùng đội ngũ đang tìm kiếm cơ hội mở rộng ra thị trường quốc tế, cụ thể tập trung nghiên cứu sâu, phát triển hơn nữa phương pháp Linearthinking cũng như hệ thống công nghệ DOL Super LMS.

Chia sẻ về những bước bản thân nói riêng, startup nói chung đã chuẩn bị để phần nào biến giấc mơ lớn “chinh phục thị trường thế giới” thành sự thật, CEO Đình Lực cho biết, để sẵn sàng thâm nhập thị trường toàn cầu, các startup Việt trong lĩnh vực công nghệ giáo dục cần chuẩn bị những lợi thế cạnh tranh thiết yếu.

Đầu tiên là lợi thế về sản phẩm. Trong giáo dục, sự thành công của sản phẩm được quyết định bởi hiệu quả học tập của người dùng. Vì vậy, các startup công nghệ giáo dục cần đầu tư sâu vào nội dung, xây dựng phương pháp giảng dạy độc đáo và hiệu quả.

"Đồng thời, họ cần đội ngũ giáo viên đủ chuyên môn để truyền tải các phương pháp này một cách tối ưu. Đội ngũ này có thể bao gồm giáo viên trong nước có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh hoặc giáo viên bản địa tại các thị trường quốc tế mà startup hướng đến. Đây là yếu tố tiên quyết: startup cần phát triển phương pháp học hiệu quả, đặc biệt, và đảm bảo nguồn lực giáo viên phù hợp cho từng thị trường quốc tế. Hơn nữa, cần xác định chiến lược tuyển dụng giáo viên bản địa cho quốc gia mà startup muốn thâm nhập nhằm tạo ra sự kết nối văn hóa và nâng cao hiệu quả giảng dạy", CEO Đình Lực nhấn mạnh.

khoi-nghiep.jpg
Hiện CEO Đình Lực cùng đội ngũ đang tìm kiếm cơ hội mở rộng ra thị trường quốc tế.

Yếu tố thứ hai là công nghệ. Khi sản phẩm của các startup giáo dục Việt Nam tiến vào thị trường nước ngoài, sản phẩm công nghệ cần có sự khác biệt và sáng tạo so với các đối thủ cùng ngành trên thị trường quốc tế. Các thách thức về marketing, truyền thông, bán hàng, pháp lý và vận hành ở thị trường quốc tế có thể rất lớn. Tuy nhiên, nếu startup có ưu thế về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là về phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên và các tính năng công nghệ phục vụ học viên, đây sẽ là một lợi thế đáng kể giúp startup giáo dục Việt Nam cạnh tranh hiệu quả khi mở rộng ra thị trường quốc tế”.

ThS.BS tâm thần CKI Nguyễn Trung Nghĩa, nguyên chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Y dược TP HCM, từng theo học tại DOL English và lấy được IELTS 7.5. Em ruột của BS Trung Nghĩa là BS răng - hàm - mặt dù bận rộn với lịch làm việc, nghiên cứu nhưng cũng nhờ học phương pháp Linearthinking tại DOL English mà đã chinh phục được IELTS 8.0 (trong đó hai kỹ năng Nghe và Đọc đều đạt điểm tuyệt đối 9/9).

“Đó là số điểm khá cao do tôi xuất thân từ khối B, với việc học chuyên khoa, làm việc, nghiên cứu bận rộn. Với người thuần khoa học như tôi thì logic của phương pháp này thuyết phục, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức", hai bác sĩ nói. Song song đó, bác sĩ Trung Nghĩa cho biết anh áp dụng phương pháp Linearthinking vào việc học tiếng Hoa cũng thấy hiệu quả khá rõ rệt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.