Giáo viên là nghề 'ác mộng' tại Hàn Quốc

GD&TĐ - Hôm 19/7, Văn phòng Giáo dục Seoul xác nhận một giáo viên trẻ ở Trường Tiểu học Seoi, quận Seocho, tử tự ngay trong trường.

Nhiều giáo viên Hàn Quốc bị phụ huynh, học sinh hành hung, lăng mạ.
Nhiều giáo viên Hàn Quốc bị phụ huynh, học sinh hành hung, lăng mạ.

Vấn đề về quyền của giáo viên Hàn Quốc đang được đưa ra tranh luận trong thời gian gần đây sau khi một giáo viên tiểu học kết thúc cuộc đời mình, nghi do phụ huynh và học sinh bắt nạt.

Hôm 19/7, Văn phòng Giáo dục Seoul xác nhận một giáo viên trẻ ở Trường Tiểu học Seoi, quận Seocho, tử tự ngay trong trường. Nữ giáo 23 tuổi lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vào năm 2022 và làm việc tại trường từ tháng 3 năm ngoái.

Truyền thông địa phương đưa tin, trong nhiều tháng trước khi tự sát, giáo viên này đã phải chịu áp lực công việc và bị phụ huynh của một học sinh trong lớp bắt nạt. Tuy nhiên, nhà trường đã phủ nhận thông tin giáo viên này bị bạo lực và tiếp tục phối hợp điều tra cùng cảnh sát.

Trước đó một ngày, một giáo viên khác tại Seoul cũng bị học sinh lớp 6 tấn công và phải nhập viện điều trị. Cô giáo này được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau vụ việc và yêu cầu gia đình phụ huynh phải chịu trách nhiệm cho vấn đề trên.

Sau thông tin về hai sự việc trên, nhiều giáo viên, sinh viên sư phạm cũng như người làm việc trong ngành Giáo dục Hàn Quốc đã bày tỏ bất bình và đồng loạt lên tiếng phản ánh các tiêu cực trong trường công lập. Họ cho rằng giáo viên không còn được tôn trọng và quyền hạn của giáo viên đang bị hạn chế.

Từ năm 2018 đến năm 2022, Hàn Quốc ghi nhận sự gia tăng đáng kể số lượng giáo viên bị học sinh và phụ huynh hành hung hoặc lăng mạ. Ước tính, khoảng 1.133 giáo viên bị quấy rối. Ngoài ra, số trường hợp học sinh có hành vi vượt chuẩn với giáo viên đã vượt quá 2.000 vào năm 2022.

Theo nhiều thầy cô, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là quyền hạn của giáo viên giảm. Trong đó, lệnh cấm trừng phạt thân thể có thể là nguyên nhân gián tiếp khiến quyền của giáo viên bị chà đạp.

Trước đây, Hàn Quốc cho phép giáo viên phạt thân thể học sinh vì những hành vi sai trái nhưng hình phạt đã bị cấm từ năm 2010 do lo ngại điều này vi phạm quyền về thể chất và phẩm giá của học sinh.

Giáo viên được khuyến khích áp dụng cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn đối với học sinh còn phụ huynh, học sinh được trao nhiều tiếng nói hơn trong các vấn đề của trường. Điều đó dẫn đến sự gia tăng số vụ bạo lực đối với giáo viên.

Nghề giáo từng được đánh giá là “công việc được tôn trọng cả đời” tại Hàn Quốc nay lại trở thành cơn ác mộng đối với nhiều người.

Theo một dữ liệu của Ủy ban Giáo dục của Quốc hội Hàn Quốc, từ tháng 3/2022 đến tháng 4/2023, gần 600 giáo viên có kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm đã nghỉ việc, tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Lý do xin nghỉ phổ biến là họ bị đổ oan trong các khiếu nại của phụ huynh về việc lạm dụng học sinh.

TS Park Nam-gi, giảng viên Đại học Giáo dục Quốc gia Gwangju, đề xuất Hàn Quốc nên tham khảo hệ thống hỗ trợ giáo viên của Mỹ, nơi giáo viên có thể liên hệ với hiệu trưởng hoặc lãnh đạo trường khi họ cần giúp đỡ giải quyết vấn đề học sinh, phụ huynh.

Ngoài ra, với học sinh có nguy cơ, bao gồm học sinh có vấn đề kiểm soát cơn giận hay thủ phạm bạo lực học đường, Chính phủ nên có phương pháp giáo dục thay thế hoặc tách giáo viên khỏi những người này.

Ngoài ra, quyền tự chủ và quyền đưa ra quyết định của giáo viên cũng bị suy giảm khi phụ huynh muốn bảo vệ con cái nhiều hơn bằng cách can thiệp quá sâu vào các vấn đề trong nhà trường. Nhiều bố mẹ nộp đơn khiếu nại hoặc kiện giáo viên vì la mắng con cái của họ. Trước tình huống trên, ngày càng nhiều giáo viên cố gắng tránh xa phụ huynh, hạn chế tiếp xúc với học sinh.

Theo Korea Herald

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.