Giáo viên góp ý Dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

GD&TĐ - Vừa qua, Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giáo viên góp ý Dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Trên nhiều diễn đàn, một số nhà khoa học, quản lý giáo dục, phụ huynh và giáo viên tham gia đóng góp sôi nổi về Dự thảo thi tốt nghiệp THPT. Ý kiến đồng thuận cho rằng Dự thảo phù hợp với chương trình phổ thông 2018. Đó là dạy học theo phát triển năng lực của học sinh.

Ngược lại, có ý kiến cho rằng các trường Đại học tuyển sinh riêng nên thi tốt nghiệp là không cần thiết mà chuyển sang xét tốt nghiệp. Có quan điểm đề xuất thi tốt nghiệp nên chuyển về cho địa phương tự ra đề, tự chấm và công nhận tốt nghiệp.

ThS.Nguyễn Quang Thi (Giáo viên Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng) cho rằng, với 4 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn như dự thảo là mang tính gượng ép, không phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Theo thầy Thi, môn Toán là môn học công cụ có tính tư duy cao. Nếu học sinh học giỏi Toán thì sẽ giỏi các môn Vật lý, Hóa học, Tin học và Sinh học.

Môn Ngữ Văn là môn học giúp học sinh diễn đạt, lập luận chặt chẽ và rõ ràng về có tính vấn đề. Nếu học sinh học giỏi Ngữ văn thì có thể sẽ giỏi các môn Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân.

Môn Ngoại ngữ chủ yếu là Tiếng Anh giúp học sinh hội nhập với thế giới và trở thành công dân toàn cầu. Nếu học sinh giỏi môn học này coi như chúng ta đã trao cho các em chiếc chìa khóa mở cánh cửa tri thức của nhân loại.

Mặt khác, Nghị Quyết 29 nêu rõ là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam để hội nhập sâu rộng với thế giới và trở thành công dân toàn cầu. Như vậy đổi mới sách giáo khoa thì kéo theo đổi mới phương pháp giảng dạy và tiếp tục đổi mới thi cử sao cho phù hợp với năng lực của mỗi học sinh.

ThS.Nguyễn Quang Thi đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi như sau:

Đối với thí sinh không có nguyện vọng xét tuyển đại học

Với đối tượng này, thầy Thi cho rằng chỉ cần thi tốt nghiệp THPT với 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Trong đó, môn Toán và Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm; Toán 45 câu tương ứng 60 phút, Ngoại ngữ 50 câu tương ứng 60 phút và chỉ ra kiến thức của lớp 12; môn Ngữ Văn thi theo hình thức tự luận với thời lượng 90 phút.

Tương lai gần, Bộ GD&ĐT cần hướng đến xét tốt nghiệp cho đối tượng học sinh này. Bằng tốt nghiệp THPT sẽ coi như tấm thẻ thông hành để các em đi học nghề và tham gia lao động sản xuất.

"Chúng ta biết rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo hướng phát triển năng lực, vì thế cần ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Sự ổn định của 3 môn thi nói trên là phù hợp để phân luồng học sinh", ThS Nguyễn Quang Thi nhận định.

ThS.Nguyễn Quang Thi (Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng) cùng học sinh.

ThS.Nguyễn Quang Thi (Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng) cùng học sinh.

Đối với thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học

Với đối tượng này cần thi tốt nghiệp THPT 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Trong đó, môn Toán và Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm; môn Toán 50 câu tương ứng 90 phút như hiện nay đang thực hiện; môn Ngoại ngữ 50 câu gồm 60 phút, môn Ngữ văn thi thi theo hình thức tự luận với thời lượng 90 phút.

Nếu các trường đại học muốn lấy kết quả thi THPT thì tùy theo từng tổ hợp để học sinh có thể không thi thêm hoặc thi thêm từ 1 đến 3 môn trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Nghệ thuật.

Ví dụ học sinh chọn khối D thì không cần thi thêm. Học sinh chọn khối A1 thì thi thêm môn Vật lý. Học sinh chọn khối C thì thi thêm hai môn Hóa học và Sinh học; học sinh chọn khối thì thi thêm môn Lịch sử và Địa lý;...

Đối với học sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học thì thi tốt nghiệp THPT cũng 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Trong đó, môn Toán và Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm; môn Toán 50 câu tương ứng 90 phút như hiện nay đang thực hiện; môn Ngoại ngữ 50 câu gồm 60 phút, môn Ngữ văn thi thi theo hình thức tự luận với thời lượng 90 phút.

Nếu các trường đại học muốn lấy kết quả thi THPT thì tùy theo từng tổ hợp để học sinh có thể không thi thêm hoặc có thể thi thêm từ 1 đến 3 môn trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Nghệ thuật.

Ví dụ học sinh chọn khối thì không cần thi thêm. Học sinh chọn khối thì thi thêm môn Vật lý. Học sinh chọn khối thì thi thêm hai môn Hóa học và Sinh học. Học sinh chọn khối thì thi thêm môn Lịch sử và Địa lý;..

Đề thi được xây dựng khó hơn đối tượng học sinh chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp. Ví dụ với môn toán ngoài 45 câu như đối tượng học sinh xét tốt nghiệp nói trên thì có bổ sung thêm 15 câu nâng cao để phân loại và làm tiền đề cho các trường Đại học xét tuyển.

Những môn thi thêm, mỗi môn thi 45 câu với thời lượng 60 phút. Trong đó, phần cơ bản 30 câu của chương trình lớp 12 và 15 câu nâng cao có cả chương trình lớp 11. Trong tương lai các trường đại học chủ yếu xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực và họ cố gắng giảm phụ thuộc xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Nếu học sinh không muốn lấy kết quả tốt nghiệp để xét tuyển đại học thì chỉ thi 3 môn như nói ở trên, sau đó học sinh xét tuyển đại học bằng kỳ thi năng lực. Để giảm áp lực cho học sinh, thầy Thi mong muốn các trường Đại học ra đề thi năng lực chủ yếu chương trình lớp 12 và từng bài thi độc lập tương ứng với từng môn. Nghĩa là, học sinh bỏ sức ôn tập để thi tốt nghiệp THPT và cũng được tham gia thi đánh giá năng lực, giống như một mũi tên mà trúng hai đích nên khả năng trúng tuyển cao.

"Nếu các trường Đại học chỉ có một bài thi đánh giá năng lực mà đầy đủ kiến thức của các môn học sẽ dẫn đến rào cản cho học sinh. Rào cản thứ nhất là học sinh ở phổ thông thường giỏi một nhóm môn, học sinh giỏi các môn tự nhiên thì lại yếu các các môn xã hội và ngược lại, nên tham gia thi thì mất điểm các môn không phải thế mạnh. Rào cản thứ hai là các trường đại học khó chọn học sinh ưng ý vì số câu hỏi trong đề ngang nhau. Rào cản thứ ba là trong tương lai không còn phù hợp với chương trình mới vì chọn môn", thầy Thi nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ