Giáo viên góp ý dự thảo Luật Giáo dục (Sửa đổi) sát với thực tế

GD&TĐ - Góp ý về một số vấn đề liên quan đến chính sách nhà giáo, nhiều giáo viên đồng tình với quy định của dự thảo Luật Giáo dục (Sửa đổi), đồng thời cũng có những đề xuất góp ý nhằm sát với thực tế hơn.

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi
Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi

* Thầy Mai Văn Trường – Phó hiệu trưởng Trường THPT Yên Khánh A (Ninh Bình): Tôi và các đồng nghiệp nghiên cứu khá kỹ dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Theo đó, các điều khoản trong dự thảo Luật cơ bản đáp ứng được kỳ vọng của đội ngũ thầy, cô giáo.

Riêng về chính sách nhà giáo, trong đó có chế độ tiền lương, tôi đề nghị trong luật cần quy định: Nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang bậc lương và phụ cấp ở mức cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp và theo quy định của Chính phủ.

* Cô Trần Thị Thanh – Phó hiệu trưởng Trường THCS Khánh Nhạc (Yên Khánh, Ninh Bình): 

Cô Trần Thị Thanh
 Cô Trần Thị Thanh

Qua nghiên cứu dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), tôi có một số đề xuất sau:

Thứ nhất: Về vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của nhà giáo. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quy định của dự thảo Luật. Dự thảo Luật đã quy định rõ vị trí của người thầy tương xứng với vai trò của sự nghiệp giáo dục. Và để xứng đáng với vị trí ấy, giá viên phải đạt các tiêu chuẩn như quy định trong dự thảo Luật.

Thứ hai: Về cán bộ quản lý giáo dục. Tôi cũng cơ bản đồng tình với dự thảo. Tuy nhiên, Luật cần làm rõ cán bộ quản lý giáo dục là những ai, vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục như thế nào.

Thứ ba: Về chính sách nhà giáo, căn cứ vào vai trò, vị trí của nhà giáo nên dự thảo Luật cần quy định: nhà giáo được xếp lương cao nhất trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Trong luật cũng nên có một điều khoản nào đó quy định về chính sách ưu đãi đối với những người làm trong ngành Giáo dục mà phục vụ trực tiếp cho giáo dục và đào tạo.

* Cô Mai Thị Nhàn – giáo viên trường mầm non Khánh Nhạc (Yên Khánh, Ninh Bình): Tôi cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Về chính sách tiền lương đối với nhà giáo, tôi đề nghị chỉnh sửa một chút để phù hợp với thực tế hơn.

Cụ thể: Nhà giáo được ưu tiên, sắp xếp ở thang bậc lương và phụ cấp phù hợp, đúng vị trí quan trọng trong xã hội, phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ. Vì thực tế, hiện nay tiền lương của nhà giáo chưa đáp ứng được với sự phát triển của xã hội.

Ngoài ra, căn cứ vào tiêu chuẩn, vai trò và vị trí của nhà giáo, tôi đề xuất dự thảo Luật cần quy định, nhà giáo có vai trò, vị thế quan trọng trong xã hội. Khi đánh giá nhà giáo ở vị trí quan trọng trong xã hội thì cũng đánh giá mức lương ở vị trí quan trọng để chúng tôi yên tâm công tác và tận tâm với nghề.

Về giáo dục chuyên biệt, tôi đề nghị, cần chính sách đối với nhà giáo dạy học ở lớp có học sinh khuyết tật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.