Vĩnh Phúc: Thực hiện quy định về ATGT thành tiêu chí đánh giá thi đua trong nhà trường

GD&TĐ - Một kế hoạch với nhiều giải pháp mạnh mẽ vừa được Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc ban hành nhằm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh kể từ năm học 2020-2021.

Thực tế đáng lo ngại

Theo số liệu báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Việt nam - VINAMR được thực hiện vào tháng 1/2020 và được công bố bởi Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGT) về kết quả theo dõi, khảo sát tình hình thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, xe đạp điện, xe máy điện của học sinh, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạt 33%. Trong 63 tỉnh thành, Vĩnh Phúc có tỷ lệ bình quân thấp nhất (mức bình quân chung của cả nước là 70% ở 3 cấp học là tiểu học, THCS và THPT).

Vĩnh Phúc có tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thấp nhất cả nước
Vĩnh Phúc có tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thấp nhất cả nước

Sau buổi làm việc với đoàn công tác của Ủy ban ATGT quốc gia, ngày 26/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị của tỉnh, giao Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tăng cường thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh.

Ngày 18/8, Sở GD&ĐT đã ban hành kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục ATGT trong các đơn vị, nhà trường; giáo dục văn hóa giao thông, ý thức tuân thủ các quy định pháp luật khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu vi phạm trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Đặc biệt, kế hoạch yêu cầu bắt buộc tất cả học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông. Các cơ sở giáo dục đảm bảo nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của học sinh, hết học kỳ I của năm học 2020-2021, phải đạt tỷ lệ ít nhất 85%; hết năm học 2020-2021 và các năm học tiếp duy trì tỷ lệ trên 95%.

Đáng chú ý, trước ngày khai giảng năm năm học mới 2020-2021, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, nhà trường lập danh sách, phân loại đối với các em học sinh đến trường bằng phương tiện gì để theo dõi hàng ngày việc đội mũ bảo hiểm của các học sinh; Xây dựng nội quy, kế hoạch triển khai, đưa việc thực hiện quy định về trật tự ATGT nói chung, việc thực hiện pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh, thi đua giữa các lớp hàng tuần, thi đua giữa các trường theo học kỳ.

Gắn trách nhiệm cá nhân

Kế hoạch của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã giao cho giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh. Nhà trường phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội tham gia và nắm bắt tình hình thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm cho học sinh hàng ngày. Quy định cụ thể việc xử lý kỷ luật phù hợp, nghiêm khắc với những trường hợp học sinh vi phạm trật tự ATGT theo mức độ, tần suất vi phạm…

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc khuyến khích lắp camera giám sát tại cổng trường học để theo dõi học sinh đội mũ bảo hiểm
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc khuyến khích lắp camera giám sát tại cổng trường học để theo dõi học sinh đội mũ bảo hiểm

Tạo điều kiện thuận lợi, có biện pháp hỗ trợ học sinh quản lý mũ bảo hiểm cá nhân tránh để thất lạc, các lớp học trên địa bàn toàn tỉnh phải bố trí giá hoặc móc để treo mũ bảo hiểm cho học sinh đảm bảo gọn gàng, khoa học; khuyến khích nhà trường lắp đặt camera quan sát khu vực xung quanh cổng trường nhằm tăng cường giám sát việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm của học sinh, phụ huynh học sinh, xong trước ngày 5/9.

Gắn trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo nâng cao ý thức tuân thủ quy định về trật tự ATGT, không để tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự ATGT nói chung và quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm nói riêng.

Bên cạnh đó, các cấp quản lý tăng cường kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện của các cơ sở giáo dục trên địa bàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thiếu ý thức, trách nhiệm trong quản lý, tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch.

Trong tháng 9 và các thời điểm cần thiết, phối hợp đề nghị lực lượng Cảnh sát giao thông, công an xã/phường tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý, lập chốt kiểm tra giao thông tại khu vực gần cổng trường thời gian học sinh đến trường và giờ tan học, lập danh sách thống kê các trường hợp vi phạm và hình thức xử lý; phối hợp với chính quyền địa phương, Ban An toàn giao thông cùng cấp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng, hàng quý của các nhà trường về Sở GDĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...