Thành tựu hội nhập quốc tế trong GD&ĐT

GD&TĐ - Năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục đạt được những kết quả đáng kể trong trong công tác hội nhập quốc tế.

Thành tựu hội nhập quốc tế trong GD&ĐT

Cụ thể, Bộ GD&ĐT triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài về hợp tác giáo dục, công nhận văn bằng, tín chỉ với các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới; thí điểm một số mô hình giáo dục của một số nước có nền giáo dục tiên tiến; liên kết đào tạo với nước ngoài.

Đồng thời, phối hợp/hỗ trợ các Đại sứ quán, các tổ chức nước ngoài tổ chức tuyển sinh các chương trình học bổng năm 2017 do Chính phủ nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam (Nhật Bản, New Zealand, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc, Brunei, Ireland, Bỉ).

Năm học 2016-2017 đã cấp phép mới 20 chương trình liên kết đào tạo, phê duyệt gia hạn 6 chương trình và phê duyệt điều chỉnh 2 quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài.

Chính phủ đề xuất và được Quốc hội thông qua việc bổ sung dịch vụ tư vấn du học vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học nhằm tạo điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho công dân Việt Nam đi học nước ngoài.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, theo đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam;

Ban hành kế hoạch hội nhập quốc tế về giai đoạn 2016-2020, trong đó chú trọng giáo dục phổ thông; khoa học và công nghệ; chương trình trao đổi giáo viên, học sinh, sinh viên; hoàn thành việc xây dựng kế hoạch hành động giai đoạn 2017-2020 của Bộ GD&ĐT thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025.

Đánh giá tổng thể hoạt động hợp tác quốc tế của các trường ĐH ngoài công lập. Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục đại học, 2017
Đánh giá tổng thể hoạt động hợp tác quốc tế của các trường ĐH ngoài công lập. Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục đại học, 2017 

Cơ sở giáo dục phát huy thế mạnh hợp tác quốc tế

Một số địa phương và cơ sở giáo dục đại học, trong đó có các trường đại học ngoài công lập đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa trường đại học, cao đẳng của tỉnh với các trường đại học, cao đẳng của Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước trong khu vực ASEAN, tăng cường trao đổi giảng viên, chuyên gia, sinh viên quốc tế; phối hợp với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc đào tạo nghề cho học sinh Việt Nam.

Nhiều chương trình giáo dục, đào tạo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập trong nước đã được cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài, kể cả các nước phát triển thừa nhận và liên thông.

Học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với sách báo và tài liệu nước ngoài hoặc giao lưu trực tiếp với người nước ngoài để tìm hiểu, học hỏi tiếp thu văn hóa và tri thức nhân loại, đồng thời chuyển tải văn hóa Việt Nam đến các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

Một số cơ sở giáo dục đã chủ động, tiên phong trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về dạy, học và quản lý giáo dục, đào tạo, góp phần tích cực hội nhập với các nước trong vùng và trên thế giới.

Các lĩnh vực công nghệ mới được chuyển giao bao gồm phương pháp dạy học, xây dựng và phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy; phát triển tổ chức và đội ngũ, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giáo dục và quản trị cơ sở giáo dục..., chủ động hội nhập và chấp nhận cạnh tranh trong môi trường quốc tế.

Một số cơ sở giáo dục mầm non đã tiếp cận với nội dung và phương pháp giáo dục tiên tiến của các chương trình quốc tế để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Hiện, Bộ GD&ĐT đang quản lý 6.628 lưu học sinh (LHS) theo diện học bổng ngân sách nhà nước và diện hiệp định tại 46 quốc gia. Trong năm học 2016-2017, Bộ đã cử đi 1.771 LHS, trong đó 845 tiến sĩ (48%), 314 thạc sĩ (18%) và tiếp nhận về nước 1252 LHS; đang theo dõi và quản lý 15.156 LHS của 56 quốc gia đang học tập tại Việt Nam, trong đó diện Hiệp định là: 3.199 LHS của 16 nước. Năm học 2016-2017, có 1.115 LHS diện hiệp định tốt nghiệp và tiếp nhận mới 750 LHS của 15 nước.
Đến tháng 6/2017 đã và đang tổ chức tuyển sinh 17 trong tổng số 19 chương trình học bổng hiệp định năm 2017 của các nước dành cho Việt Nam (Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hungary, Belarus, Cuba, Mô-dăm-bic, Bun-ga-ri…).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.